Thứ hai 23/12/2024 12:32

Nghệ An: Giá tăng kỷ lục, thịt lợn sẽ tiếp tục tăng đến Tết Nguyên đán

Giá thịt lợn tăng mạnh, chỉ trong ít ngày, giá thịt lợn nhiều nơi ở Nghệ An chạm mốc kỷ lục hơn 80.000 đồng/kg. Theo dự đoán từ nay đến Tết Nguyên đán giá lợn sẽ tiếp tục tăng do không có lợn xuất chuồng. 

Thực tế, ghi nhận sau khi giá thịt lợn chững lại ở quanh mốc 60.000 đồng/kg những ngày cuối tháng 10, thì sang đầu tháng 11 giá lại bật tăng trở lại, trong đó nhiều nơi giá tăng lên mức kỷ lục trong vòng 3 năm nay trở lại đây.

Giá lợn hơi xuất chuồng được đẩy tăng lên chạm mốc 80.000 đồng/kg vào ngày 8/11

Trao đổi với phóng viên, các tiểu thương kinh doanh thịt lợn tại các chợ trên địa bàn TP. Vinh (Nghệ An) như chợ Quán Lau, chợ Quang Trung, chợ Vinh..., giá thịt lợn đã tăng mạnh và liên tục “nhảy” giá. Theo các tiểu thương này, từ giờ đến Tết Nguyên đán giá thịt sẽ không ngừng tăng và trong khi dân không còn lợn thịt để xuất chuồng.

Đến sáng ngày 8/11, giá thịt lợn đã đạt “đỉnh”, cao nhất từ đầu năm đến nay với giá trung bình từ 90.000 - 160.000 đồng/kg, tuỳ loại. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, giá thịt lợn bán ra tại các chợ dân sinh đã tăng giá lên khoảng 10 nghìn đồng/kg.

Ghi nhận tại các chợ ở phường Lê Mao (TP. Vinh), những ngày này giá thịt lợn tăng mạnh. Giá các loại thịt mông, vai, ba chỉ, chân giò đều được điều chỉnh tăng lên mốc 95.000 - 160.000 đồng/kg, thịt ba chỉ, nạc vai giá 140.000 đồng/kg, sườn lợn non giá 160.000 đồng/kg,...

Chị Nguyễn Thị Kiều - tiểu thương bán thịt tại chợ Lê Mao - cho biết: Do lợn thịt bắt tại chuồng khan hiếm và các hộ chăn nuôi tăng giá nên thịt lợn tại chợ dân sinh cũng được tiểu thương điều chỉnh tăng theo. "Thịt lợn lại là món ăn mà hầu như gia đình nào cũng sử dụng hàng ngày, và nhiều món ăn chế biến từ thịt lợn, nhưng do dịch tả nên nguồn cung khan hiếm, có thể từ giờ đến cuối năm còn khó khăn hơn", chị Kiểu nói.

Tại cửa hàng thực phẩm sạch trên đường Lê Mao (TP. Vinh) cũng đã mấy lần điều chỉnh giá thịt lợn, giá thịt ba chỉ, thịt vai sau đợt dịch từ 130.000 - 140.000 đồng/kg nay lên 150.000/kg. Giá thịt nạc xay từ 140.000 - 160.000/kg; sườn, xương lên đến 90.000 - 150.000/kg.

Thịt lợn tại chợ dân sinh cũng đang đồng loạt tăng giá mạnh do nguồn cung khan hiếm

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Nam, một thương lái chuyên gom mua lợn ở khu vực Nghi Lộc (Nghệ An), thừa nhận, khoảng một tuần nay giá lợn tăng từng ngày và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Giá tăng cao song lợn cũng không hề dễ mua như trước. Ông Nam cho biết, cách đây một tháng việc gom mua lợn vẫn khá dễ. Tuy nhiên, một tuần nay thì việc thu gom khó khăn hơn rất nhiều, đặc biệt là những lò mổ nhỏ lẻ.

Ông Nam cho biết thêm, trước có thể mua 3 - 4 con mỗi lần, giờ đi mua lẻ như vậy không có, trại không đồng ý bán. Các lò mổ nhỏ đành phải mua chung với số lượng lớn và chấp nhận mua mức giá cao hơn. “Nguồn lợn ở các hộ chăn nuôi đã cạn. Thương lái như tôi phải lùng mua khắp vùng, đặt cọc tiền mua cả đàn mà các trại vẫn không chịu bán, sợ hố hàng vì giá lợn đang tăng từng ngày”, ông Nam nói thêm.

Từ diễn biến của thị trường, bà Trần Mỹ Hà - Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương Nghệ An - cho biết : “Sở Công Thương sẽ chủ động sớm xây dựng phương án bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu để bảo đảm cân đối cung cầu dịp cuối năm 2019 và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý; kết nối thêm với các doanh nghiệp, siêu thị, trang trại chăn nuôi lớn… Trung bình mỗi tháng, toàn tỉnh tiêu thụ trên 8.000 tấn thịt lợn, hiện nguồn cung trong tỉnh vẫn đáp ứng đủ… Theo dự báo, giá lợn hơi tiếp tục tăng và giữ mức cao từ giờ đến cuối năm.

"Nhằm đảm bảo bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán 2020, ngành Công Thương đang tính toán phương án tích trữ thịt lợn đông lạnh; chủ động kết nối với các công ty chăn nuôi lớn nhằm đảm bảo nguồn cung và tăng lượng thịt bò, thịt bê, thịt gà thay thế…”, bà Hà cho biết thêm.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai