Thứ tư 06/11/2024 07:22

Nghệ An: Đưa dân ca ví giặm thành sản phẩm du lịch

Để dân ca ví giặm thực sự lan tỏa và trở thành đặc sản du lịch mang đặc trưng riêng của vùng đất Nghệ An, vẫn còn nhiều khó khăn…
Câu lạc bộ Dân ca ví giặm Khách sạn Kim Liên - Sài Gòn biểu diễn phục vụ du khách

Phát huy văn hóa dân tộc

Gần 2 năm, sau khi dân ca ví giặm được Tổ chức Liên hợp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, tỉnh Nghệ An đã có nhiều hoạt động nhằm khuyến khích và đưa loại hình văn hóa nghệ thuật này vào phát triển du lịch. Nổi bật nhất là giao cho Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ hỗ trợ, tập huấn, hướng dẫn để thành lập các câu lạc bộ dân ca ở các đơn vị khách sạn, nhà hàng.

Đến nay, đã có 5 khách sạn, nhà hàng ở Nghệ An đưa dân ca ví giặm vào phục vụ khách du lịch. Trong đó, thường xuyên nhất là mô hình câu lạc bộ dân ca ví giặm ở Khách sạn Kim Liên – Sài Gòn. Theo dõi một số chương trình phục vụ khách du lịch ở khách sạn Sài Gòn – Kim Liên trong dịp Tết nguyên đán 2017 và một số tour du lịch có thể thấy, người xem rất hứng thú. Có không ít đoàn khách nước ngoài, dù không hiểu rõ ngôn ngữ, không biết nhiều về các làn điệu dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh nhưng họ vẫn cảm nhận được cái tình và âm nhạc đặc sắc của loại hình âm nhạc đặc sắc này.

Năm 2016, lần đầu tiên, Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ đã tổ chức biểu diễn dân ca ví giặm phục vụ du khách thập phương tại Khu di tích Kim Liên. Chương trình kéo dài trong một tháng và dù không ánh đèn sân khấu, không chỗ ngồi trang trọng nhưng đã tạo được dấu ấn đẹp trong lòng du khách khi đến với quê hương Bác Hồ. NSƯT An Ninh – Trưởng đoàn dân ca, Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ - cho biết: Việc đưa dân ca ví giặm vào phục vụ khách du lịch tại Khu di tích Kim Liên có ý nghĩa đối với cả khách du lịch và những người nghệ sỹ. Qua gần một tháng thí điểm, điều anh em nghệ sỹ vui mừng nhất là thấy được sự quan tâm, yêu thích và sự trân trọng của du khách đối với các làn điệu dân ca ví giặm Nghệ An…

Và lan tỏa

Đưa dân ca ví giặm vào trong chương trình hoạt động du lịch là hướng đi có tính khả thi và cần thiết hiện nay. Qua đó, vừa bảo tồn, phát huy được loại hình văn hóa nghệ thuật của dân tộc, lại vừa đạt được mục đích kinh tế, phát triển du lịch. Tuy nhiên, để câu lạc bộ dân ca ví giặm tập hợp và biểu diễn thường xuyên vẫn rất khó khăn bởi các thành viên đều làm kiêm nhiệm, không có thời gian thường xuyên để tập luyện. Vì vậy, ngoài những chương trình văn nghệ để phục vụ đơn vị và tập đoàn, số chương trình phục vụ các đoàn khách du lịch còn khá hiếm hoi, chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.

Trên thực tế, việc quảng bá dân ca ví giặm xứ Nghệ chỉ mới dừng lại ở quy mô nhỏ và chưa thường xuyên. Về phía các khách sạn, ngoài một số đơn vị được sự hỗ trợ của ngành văn hóa, du lịch, số còn lại vẫn bị động nếu đưa vào thực hiện. Nói về việc quảng bá dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, ông Tạ Khắc Uyên - Chi hội trưởng Chi hội Lữ hành Nghệ An - cũng có nhiều băn khoăn khi hiện nay chưa có nhiều tour du lịch đề nghị được xem biểu diễn dân ca ví giặm. “Chúng ta chưa quảng bá được đầy đủ, chưa có một không gian nghệ thuật để người xem được thưởng thức một chương trình dân ca ví giặm trọn vẹn; nhiều chương trình còn mang tính chất chắp vá, thiếu chuyên nghiệp” - ông Tạ Khắc Uyên cho biết.

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An:

Tỉnh Nghệ An sẽ tăng cường đưa dân ca ví giặm vào các chương trình xúc tiến đầu tư; đầu tư nhiều chương trình biểu diễn hấp dẫn để loại hình văn hóa, nghệ thuật này trở thành đặc sản không thể thiếu trong các chương trình du lịch, các tour, tuyến du lịch của tỉnh.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Sản phẩm du lịch

Tin cùng chuyên mục

Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô ở Gia Lai diễn ra sôi nổi, hấp dẫn

Tây Ninh: Đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng đầu năm

Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng

Gen Z đi du lịch chỉ để ngủ và xu hướng thanh lọc, chữa lành bản thân

Lâm Đồng: Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 diễn ra trong thời gian 1 tháng

Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Lâm Đồng: 4 giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững

Tam Đảo ra mắt sản phẩm du lịch – 'Dấu ấn mùa đông'

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch

Đà Nẵng: Mở đường bay thẳng đến Ahmedabad, thu hút khách du lịch thị trường Ấn Độ

Thừa Thiên Huế: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Quảng Ninh: Đón du khách quốc tế thứ 3 triệu trên tàu siêu sang

Thị trường khách du lịch cao cấp: Nhiều cơ hội, lắm thách thức

Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 25-28 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2025

Thừa Thiên Huế: Điện Thái Hòa sắp mở cửa đón du khách