Thứ năm 14/11/2024 12:17

Nghệ An: Covid-19 thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân

Dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen mua sắm sang tiêu dùng bền vững, hợp lý. Người dân cũng ưu tiên lựa chọn những mặt hàng chất lượng có giá cả phù hợp, cũng như săn hàng khuyến mãi, giảm giá... để tiết kiệm chi tiêu hơn trong sinh hoạt hàng ngày.

Dịch Covid-19 đã thúc đẩy hoạt động mua sắm của người dân theo xu hướng có kế hoạch, chủ đích và chuyển sang tiêu dùng bền vững, hợp lý. Từ cuối tháng 9 đến nay, Nghệ An đã nới lỏng giãn cách xã hội tại một số địa phương trong tỉnh. Hoạt động thương mại, kinh doanh và mua sắm bắt đầu từng bước trở lại trạng thái "bình thường mới". Trung tâm thương mại, các siêu thị, chợ truyền thống… được mở cửa trở lại, người dân thành phố bắt đầu trở lại mua sắm ngày càng nhiều và mở rộng nhóm ngành hàng tiêu dùng thiết yếu của bản thân, gia đình.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV sáng 13/10, tại các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm lớn trên địa bàn TP. Vinh như, Big C Vinh, Mega Market, Nguyễn Kim, Hương Giang… dù nằm ở vị trí trung tâm thành phố nhưng phần lớn đều rất vắng khách.

Ghi nhận tại trung tâm siêu thị Big C Vinh, hay Mega Market mặc dù đang vào giờ cao điểm, nhưng lượng khách ra vào các gian hàng tại đây đều rất vắng, chỉ tập trung đông ở một số quầy hàng thực phẩm tươi sống, còn lại là vắng bóng khách qua lại.

Dịch bệnh ảnh hưởng nhất định lên thói quen mua sắm của người dân

Ông Trần An Khang - Giám đốc BigC Vinh - cho hay, do ảnh hưởng bởi tình hình dịch Covid-19 nên người dân cũng hạn chế đến các trung tâm thương mại, siêu thị để mua sắm. Lượng khách đến siêu thị giảm 50 - 60% so với trước dịch, kể cả nhóm hàng thực phẩm cũng bị ảnh hưởng nhiều. Thay vào đó, một số khách hàng đã chọn cách đặt hàng qua hệ thống siêu thị, sử dụng dịch vụ đi chợ online để đảm bảo an toàn, tránh tụ tập nơi đông người.

Chị Phương Thảo (33 tuổi) tại phường Bến Thuỷ, TP. Vinh chia sẻ, “dịch năm nay kéo dài, bản thân tôi làm doanh nghiệp bất động sản nên cũng phải nghỉ làm, lương không có, nên chỉ trông chờ vào lương của chồng, dù đã trở lại trạng thái bình thường nhưng tôi thường mua hàng hoá ở các khu chợ, và chủ yếu là mua đồ thực phẩm. Dịch bệnh khiến cho mọi công việc bị ảnh hưởng, nhiều khi mua sắm cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng, không thoải mái như trước kia...”.

Đang chọn lựa các mặt hàng tiêu dùng cần thiết cho gia đình, chị Nguyễn Thái Hà (40 tuổi) chung cư Tân Phát, P. Vinh Tân cũng cho hay: “Từ ngày dịch bệnh đến nay tôi cũng ít đi ra các siêu thị, trung tâm thương mại mua sắm. Những nhu yếu phẩm hàng ngày thì đều mua ở các cửa hàng dưới chung cư. Mình muốn mua gì thì chỉ cần đặt hàng qua hệ thống siêu thị, cửa hàng là có người mang tận nhà, cũng rất tiện lợi, mà quan trọng là đỡ tiếp xúc đông người…”. Cũng theo chị Thái Hà, tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, tuy không ảnh hưởng nhiều đến công việc, nguồn thu nhập nhưng bản thân chị và gia đình nhiều khi cũng phải đắn đo, cân nhắc trong việc chỉ tiêu.

Thực phẩm tươi sống có nguồn cung dồi dào tại siêu thị

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng đầu năm 2021 của Nghệ An ước đạt 44.739,6 tỷ đồng, bằng 92,63% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Cục Thống kê Nghệ An, trong quý III/2021 - là thời điểm Nghệ An và nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nên nhu cầu mua sắm của người dân chỉ tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu... dẫn đến hầu như doanh thu các nhóm mặt hàng và dịch vụ khác giảm mạnh.

Trong quý IV, thời điểm tập trung mua sắm nhiều nhất và cuối cùng của năm, ông Phạm Văn Hoá - Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An - cho hay, Sở đã và sẽ tiếp tục rà soát, kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh để có giải pháp hỗ trợ tháo gỡ, nhất là đối với các dự án đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, phân phối tiêu thụ sản phẩm.

Cùng với đó là theo dõi sát cung cầu hàng hóa, đảm bảo dự trữ hàng hóa đầy đủ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân, kiểm soát chất lượng, giá cả trong bối cảnh dịch đang diễn biến phức tạp; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới, tiêu thụ hàng hóa, bình ổn giá cả, nhất là vào những tháng cuối năm.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 30/10: Lực mua chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/10: MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng

Hàng trăm khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp bán lẻ họp bàn về ý tưởng mùa lễ hội

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/10: Giá dầu thế giới tăng hơn 4%

Đưa bán hàng đa cấp về đúng bản chất bán lẻ hàng hoá

WinMart và Đại sứ quán Hoa Kỳ hợp tác phân phối hàng nhập khẩu giá tốt

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/10: Giá ca cao tiếp tục dẫn dắt đà giảm