Nghệ An: Các làng hoa thấp thỏm lo hoa Tết

Còn chưa đầy 3 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán 2022, tuy nhiên người trồng hoa ở Nghệ An tỏ ra e dè, thận trọng giảm diện tích trồng hoa do lo ngại dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức mua.

Giảm mạnh diện tích trồng hoa Tết

Tại làng hoa Kim Phúc xã Nghi Ân, TP. Vinh - Nghệ An, chị Nguyễn Thị Hiền (40 tuổi) chỉ trồng hoa cúc bán Tết. Gắn bó hơn 10 năm với nghề trồng hoa Tết, có năm trúng, có năm lỗ đậm do cúc nở không đúng ngày Tết, nhưng chưa năm nào chị Hiền xuống giống mà lo âu như năm nay. Năm ngoái gia đình chị trồng gần 3 sào cúc các loại để bán Tết, nhưng nay giảm chỉ trồng 1 sào.

"Là nghề nên trồng vậy thôi chứ đến Tết bán được không thì chưa biết. Nếu dịch không lắng coi như mất trắng, nghề truyền thống nên cứ theo thôi", chị Hiền phân trần. Dịp rằm tháng 7 vừa qua, gia đình chị trồng một ít hoa cúc để bán cho người dân chưng nhưng thời điểm đó dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nên chỉ bán được chút ít, số còn lại phải bỏ đi.

Nghệ An: Các làng hoa thấp thỏm lo hoa Tết

Trung bình mỗi sào hoa ly phải đầu tư gần trăm triệu đồng nên người dân sợ thua lỗ

Xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc có khoảng 10 hộ trồng hoa trên diện tích 1ha, trong đó tập trung chủ yếu ở xóm Kim Nghĩa. Ngoài trồng các loại hoa cúc như: đại đoá, cúc ngọc, cúc ruby… người dân địa phương còn trồng hoa ly trong nhà lưới cho thu nhập cao. Tuy nhiên năm nay, lường trước được thị trường tiêu thụ khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thời gian qua, người trồng hoa e dè khi xuống giống.

Khác với không khí phấn khởi khi bước vào vụ sản xuất hoa, cây cảnh lớn nhất trong năm như những năm trước, hiện nay lượng hoa cúc mà bà con nông dân ở các địa phương đã xuống giống giảm mạnh. Ngoài nỗi lo về thời tiết, tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng đến kinh tế cũng khiến người trồng hoa lo lắng về sức tiêu thụ hoa Tết.

Ông Nguyễn Quốc Hùng (62 tuổi) một người trồng hoa ở Nghi Long tâm sự: Bà con chúng tôi ở làng nghề trồng hoa thì phải trồng thôi, chứ tình hình dịch Covid-19 hiện nay diễn biến quá phức tạp. Nếu đến dịp Tết mà có dịch bùng phát thì bà con lỗ nặng, do các chi phí, như chậu, cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và tiền công thuê mướn lao động đều tăng. Đây là nguyên nhân khiến lượng hoa trồng của bà con trong xã giảm mạnh.

“Gia đình tôi năm nay chỉ trồng 1 sào hoa cúc, còn hoa ly thì năm nay không xuống giống được, sợ dịch bán không được” - ông Hùng nói.

Với hơn 30 năm trồng hoa cây cảnh, ông Nguyễn Văn Hải - ở làng hoa Kim Chi, Nghi Ân cho biết, lâu nay người dân trồng hoa sợ nhất là ảnh hưởng của thời tiết, nhưng giờ đây thời tiết không đáng sợ bằng dịch Covid-19. “Các năm trước, gia đình trồng cúc mâm xôi, đại đoá. Tuy nhiên, năm nay dịch bệnh vẫn còn phức tạp nên tôi quyết định giảm một nửa, không dám mạo hiểm trồng số lượng nhiều. Giá cây giống năm nay cũng tăng, phí vận chuyển tăng… do đó, người dân trong làng không dám trồng nhiều, sợ dịch bệnh ảnh hưởng kinh tế kéo theo nhu cầu mua hoa giảm, nên tôi cũng không dám liều…”, ông Hải bộc bạch.

Trồng ít vẫn lo tắc đầu ra

Làng hoa ở Nghi Ân, Nghi Liên, Nghi Long là nơi cung ứng số lượng hoa, cây cảnh lớn nhất ở Nghệ An, nhưng năm nay sản lượng giảm đáng kể. Gia đình chị Nguyễn Thị Xuân ở Nghi Liên, TP. Vinh trồng hơn 2 sào hoa cúc, nhưng năm nay giảm một nửa. Do cúc mâm xôi thời gian trồng khoảng 5-6 tháng, chi phí chăm sóc cao nên gia đình không dám mạo hiểm.

Nghệ An: Các làng hoa thấp thỏm lo hoa Tết
Lo ngại dịch Covid-19, người dân giảm sản lượng hoa Tết

Trong khi đó, nhiều nhà vườn cho hay, tháng trước khi bà con bắt đầu vụ hoa Tết, củ hoa ly có giá từ 12.000 - 13.000 mỗi củ, trung bình mỗi củ ly giống tăng từ 1.000 - 2.000 đồng so với năm ngoái. Còn cây cúc giống tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/100 cây con. Bên cạnh đó, bất lợi về thời tiết khiến người dân ở các vùng trồng từ trong Nam ra ngoài Bắc và miền Trung đều phải lùi thời gian xuống giống, dẫn đến khan hiếm cục bộ đẩy giá hoa giống lên cao.

Bà Võ Thị Vân - cán bộ Phòng Nông nghiệp xã Nghi Long - cho biết: “Năm nay, theo đăng ký giống thì diện tích trồng hoa Tết giảm mạnh, chỉ còn khoảng 5.000m2, giảm 50% so với năm trước. Điều đáng buồn là năm nay cả xã không có hộ nào đăng ký trồng hoa ly. Tâm lý chung bà con ngại dịch bệnh Covid-19 tác động đến thị trường tiêu thụ nên không mạnh dạn trồng số lượng như năm ngoái".

Tương tự, các hộ trồng hoa Tết ở làng hoa, cây cảnh Nghi Ân cũng giảm mạnh về diện tích trồng, cũng như các hộ kinh doanh hoa cây cảnh. Chị Nguyễn Thị Vi - chủ nhà vườn cây cảnh làng hoa Kim phúc - Nghi Ân, TP. Vinh cho biết: “Mùa Tết năm ngoái nhà vườn lỗ đậm, các loại đào, quất, hoa giỏ, hoa chậu… đều ế ẩm. Năm nay dịch lại kéo dài, kinh tế chắc chắn là ảnh hưởng nên dự báo thị trường tiêu thụ mặt hàng hoa các loại sẽ rất khó khăn. Do đó, thay vì nhập hàng về thuần hoa giỏ để phục vụ Tết thì gia đình sẽ đẩy mạnh kinh doanh các loại hoa nội tỉnh, đợi sát Tết xem nhu cầu khách hàng như thế nào mới có phương án cụ thể”.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại -

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Xem thêm