Thứ sáu 08/11/2024 14:28

Ngày này năm xưa 7/8: Bộ Công Thương điều tra khảo sát các loại hình kinh doanh thương mại

Ngày này năm xưa 7/8/1956, là ngày thành lập ngành Dự trữ Nhà nước; ngày 26/7/2018, Bộ Công Thương điều tra khảo sát các loại hình kinh doanh thương mại.

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và ngành Công Thương; sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các sự kiện quốc tế ngày 7/8.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày này năm xưa 7/8/1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 997/TTg, về việc thành lập Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước, trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức bộ máy của Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước lúc đó gồm 4 phòng và hệ thống các kho dự trữ vật tư của Nhà nước trên các địa bàn quan trọng từ Vĩnh Linh trở ra. Để triển khai nhiệm vụ thống nhất quản lý Nhà nước về dự trữ quốc gia và trực tiếp giữ gìn, bảo quản các loại hàng hóa dự trữ, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 18 Ban Đại diện Vật tư dự trữ trực thuộc Cục, trực tiếp quản lý các kho dự trữ, đặt tại 18 tỉnh từ Quảng Bình trở ra.

Như vậy, với Nghị định 997/TTg ngày 7/8/1956, hệ thống tổ chức quản lý Dự trữ quốc gia của nước ta đã chính thức hoạt động độc lập, với chức năng, nhiệm vụ và vị trí của một tổ chức chuyên ngành trong nền kinh tế. Đây là tổ chức tiền thân của Tổng cục Dự trữ Nhà nước ngày nay. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 7/8 hàng năm là “Ngày Truyền thống của ngành Dự trữ Nhà nước”.

Ngày 7/8/1964, Bộ Tổng Tư lệnh tổ chức lễ tuyên dương công trạng các đơn vị quân đội lập công trong hai ngày 2/8 và 5/8/1964.

Ngày 7/8/1965, tại Hà Nội, đã diễn ra Đại hội Thi đua Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược lần thứ nhất của lực lượng vũ trang nhân dân.

Ðồng chí Võ Chí Công trong một lần về thăm người dân huyện Hiệp Ðức, căn cứ cách mạng của Khu ủy Khu V. (Ảnh tư liệu)

Ngày 7/8/1989, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công ký lệnh công bố Pháp lệnh về Tài nguyên khoáng sản. Pháp lệnh khẳng định: Tài nguyên khoáng sản là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, phải được bảo vệ, sử dụng hợp lý nhằm bảo quản nhu cầu nguyên liệu khoáng sản trước mắt và lâu dài của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Bản pháp lệnh gồm 8 chương, với 36 điều. Các chương chính của pháp lệnh là: Điều tra địa chất; khai thác mỏ; bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; thanh tra Nhà nước về tài nguyên khoáng sản; giải quyết tranh chấp.

Ngày này năm xưa 7/8/2014, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 6942/QĐ-BCT, về việc thực hiện điều tra khảo sát các loại hình kinh doanh thương mại thuộc Đề án đổi mới đồng bộ hệ thống chỉ tiêu thống kê năm 2014 của Bộ Công Thương.

Mục đích của cuộc điều tra khảo sát các loại hình kinh doanh thương mại nhằm xác định rõ đặc điểm thực tế của từng loại hình, theo các tiêu chí phân loại được lựa chọn; là cơ sở thực tế để bổ sung, hoàn thiện tiêu chí phân loại và xác định đặc điểm cơ bản của từng loại hình cơ sở kinh doanh thương mại ở Việt Nam và phục vụ cho công tác thống kê, quy hoạch, định hướng phát triển các loại hình cơ sở bán lẻ và hướng dẫn hoạt động mua sắm hàng hóa ở Việt Nam.

Theo quyết định trên, đối tượng điều tra là các loại hình kinh doanh thương mại đang hoạt động tại các tỉnh thành của Việt Nam căn cứ trên hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công nghiệp và Thương mại, được ban hành theo Thông tư số 19/2012/TT-BCT ngày 20/7/2012 của Bộ Công Thương.

Ngày 7/8/2015, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 59/NQ-CP, về việc triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

Ngày 7/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 962/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Ngày này năm xưa 7/8/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1207/QĐ-TTg, về việc thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước tổ chức thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.

Sự kiện quốc tế

Ngày này năm xưa 7/8/1941, nhà thơ lớn, nhà vǎn hóa lỗi lạc của Ấn Độ Rabindranat Tago (Rabindranth Tagore) qua đời. Ông sinh nǎm 1861 tại Canquitta và mất tại đây. Thuở bé, Tago thông minh, hiếu học. Ở tuổi thanh niên, Tago đã dịch thông thạo nhiều tác phẩm của các nhà vǎn châu Âu, thích nghe kể sử thi và dân ca.

Sự nghiệp sáng tác vǎn học nghệ thuật của ông rất đồ sộ và nổi tiếng. Tago là người đầu tiên ở châu Á được tặng giải thưởng Nôbel về vǎn chương nǎm 1913 với tập "Thơ dâng". Ông còn để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, gần 100 truyện ngắn, hàng trǎm ca khúc, hàng nghìn bức họa đang được giữ gìn trong các bảo tàng mỹ thuật.

Rabindranat Tago xứng đáng là một trong những thiên tài của nhân loại ở thế kỷ XX. Nǎm 1961 thế giới đã kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của ông.

Nhà thơ lớn, nhà vǎn hóa lỗi lạc của Ấn Độ Rabindranat Tago

Ngày 7/8/1960, là ngày Quốc khánh của Bờ Biển Ngà. Trước thời kỳ thuộc địa, hầu hết các liên hệ của người châu Âu với quốc gia của Tây Phi này là để buôn bán ngà voi, đây cũng là lý do mà khu vực này được đặt tên như vậy. Vào năm 1843, người Pháp lần đầu tiên thành lập chế độ bảo hộ đối với một số vương quốc trong khu vực. Vào cuối thế kỷ 19, Bờ Biển Ngà trở thành thuộc địa của Pháp vào năm 1908.

Vào năm 1946, với sự thành lập của Cộng hòa Pháp thứ tư, Bờ Biển Ngà trở thành một lãnh thổ hải ngoại của Pháp với quốc hội riêng và cơ quan đại diện trong quốc hội Pháp. Vào năm 1958, Bờ Biển Ngà trở thành một nước cộng hòa tự trị tự quản trong Cộng đồng Pháp.

Vào ngày 11/7/1960, Pháp đồng ý để Bờ Biển Ngà độc lập hoàn toàn. Bờ Biển Ngà giành được độc lập hoàn toàn vào ngày 7/8/1960.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày này năm xưa 7/8/1953, Bác đến nói chuyện với lớp chỉnh huấn của các nhân sĩ, trí thức đang công tác tại các cơ quan của Trung ương. Sau khi giải đáp những thắc mắc về tiền đồ kháng chiến, Bác kết luận: “Trong lúc khó khăn của dân tộc, khí tiết của người cán bộ là không sợ gì hết, không sợ kẻ địch, không sợ khó khăn gian khổ. Cái gì khó khăn, cực khổ, cán bộ phải xung phong làm trước. Muốn cho xứng đáng là người cán bộ cách mạng, mong các cô, các chú phải có khí tiết ấy”.

Ngày 7/8/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới các nhà lãnh đạo Liên Xô nhân dịp phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 2 do Anh hùng vũ trụ G.Titốp (German Titov) điều khiển, người sau này được Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và làm Chủ tịch Hội Hữu nghị Xô - Việt.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với phi hành gia G.Titốp. (Ảnh tư liệu)

Ngày này năm xưa7/8/1965, tại Hà Nội, đã diễn ra Đại hội Thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của các lực lượng vũ trang nhân dân”. Trong bài phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn “Quản lý bộ đội tốt, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần tốt trong mọi hoàn cảnh”.

Là người sáng lập và rèn luyện Quân đội ta trưởng thành, lớn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp xây dựng, phát triển quân đội một cách toàn diện, chính quy, hiện đại. Bác đã dành cả tấm lòng thương yêu vô bờ như tình cảm cha con, bác cháu, đồng chí cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam với sự quan tâm ân cần đặc biệt về mọi mặt.

Khôi Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Tin cùng chuyên mục

Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy

Ngày này năm xưa 27/2: Ngày Thầy thuốc Việt Nam; Quy định hàng hóa mua bán qua cửa khẩu phụ biên giới

Ngày này năm xưa 26/2: Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống đường ống xăng dầu

Ngày này năm xưa 25/2: Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 18

Ngày này năm xưa 22/2: Ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp

Ngày này năm xưa 21/2: Bộ Công Thương phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Hồi Xuân

Ngày này năm xưa 20/2: Khánh thành đường hàng không nối Thủ đô Hà Nội với Thủ đô Viêng Chǎn

Ngày này năm xưa 19/2: Ban hành nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Ngày này năm xưa 18/2: Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác

Ngày này năm xưa 17/2: Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP

Ngày này năm xưa 16/2: Quy định kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

Ngày này năm xưa 15/2: Ban hành quyết định về Ngày truyền thống ngành xăng dầu Việt Nam

Ngày này năm xưa 14/2: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình

Ngày này năm xưa 13/2: Hợp nhất Nghị định về kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương

Ngày này năm xưa 12/2: Quy định về việc phát triển, quản lý hoạt động thương mại điện tử

Ngày này năm xưa ngày 11/2: Bộ Chính trị ban hành Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Ngày này năm xưa 10/2: Ngày thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ngày này năm xưa ngày 9/2: Bộ Công Thương quy định về điều kiện đầu tư lĩnh vực kinh doanh thực phẩm

Ngày này năm xưa 8/2: Ban hành Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực

Ngày này năm xưa 7/2: Ban hành Danh mục bí mật nhà nước độ tối mật trong ngành công nghiệp