Ngày này năm xưa 5/7: Phê duyệt Đề án xúc tiến thương mại phát triển thị trường trong nước
Chuyên mục “Ngày này năm xưa”, Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương và quốc tế ngày 5/7; các sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
Ngày 5/7/2019, Bộ Công Thương có Quyết định 2032/QĐ-BCT về việc phê duyệt Đề án tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường trong nước nhân dịp Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (31/7/2009-31/7/2019).
Ngày 5/7/2017, Bộ Công Thương có Công văn 5977/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu; Bộ Công Thương có Công văn 5977/QĐ-BCT về việc điều hành kinh doanh xăng dầu; Chỉ thị 30/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp.
Ngày 5/7/2016, Thông tư 11/2016/TT-BCT quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/1/2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư 12/2016/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu khoáng sản; Công văn 6056/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.
Ngày 5/7/2012, Quyết định 3850/QĐ-BCT ban hành Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/6/2012 của Chính phủ.
Ngày 5/7/2010, Quyết định 3550/QĐ-BCT về việc bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng (đá hoa), felsfat, cao lanh và magnezit đến năm 2015, có xét đến năm 2025.
Ngày 5/7/2007, Công văn 3863/BTM-XNK của Bộ Thương mại hướng dẫn cách ghi số tham chiếu trên C/O mẫu A.
Ngày 5/7/1994, Lệnh của Chủ tịch nước đã công bố Luật Lao động. Bộ luật gồm 17 chương, 198 điều quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động. Mục đích ra bộ Luật Lao động là "bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định, góp phần phát huy sáng tạo và tài nǎng của người lao động, của người quản lý lao động...."
Ngày 5/7/1961, Đại đội 3 Thông tin - tiền thân của Lữ đoàn Thông tin 602 ra đời. Cùng với sự phát triển của các lực lượng Hải quân, Đại đội 3 từng bước nâng cấp thành Tiểu đoàn 2 Thông tin (1964), Trung đoàn Thông tin Hải quân 121 (tháng 2/1977), Trung đoàn Thông tin 602 Hải quân (tháng 6-1977) và Lữ đoàn Thông tin 602 (2004).
Qua 62 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Lữ đoàn 602 luôn nhận thức thức rõ vinh dự và trách nhiệm, bảo đảm thông tin liên lạc cho Bộ Tư lệnh Quân chủng hải quân chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lữ đoàn vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý “Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp đơn vị qua các thời kỳ đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang: “Kiên trì, anh dũng; đoàn kết, sáng tạo; khắc phục khó khăn; chính xác, kịp thời; an toàn, vững chắc”.
Sự kiện quốc tế
Ngày 5/7/1966, ngày mất của nhà hóa học Hevesy. Hevesy sinh ngày 1/8/1885 tại Buđapét. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông có điều kiện ra nước ngoài làm việc tại các trung tâm khoa học nổi tiếng ở châu Âu. Từ nǎm 1918 ông đã trở thành chuyên gia hàng đầu về phóng xạ. Tại Vienna (thủ đô của Áo), ông đề xuất phương pháp dùng nguyên tử đánh dấu trong nghiên cứu y học, sinh học. Ông phát minh ra nguyên tố 72. Nǎm 1926 ông nghiên cứu các nguyên tố phổ biến trên trái đất và trong vũ trụ, hệ thống hoá các nguyên tố hiếm của đất. Nǎm 1932 ông tìm ra phương pháp pha loãng đồng vị và dùng để xác định hàm lượng chì trong quặng. Với sự phát hiện ra Phốt pho 32, ông dùng nó để xác định sự trao đổi chất trong xương, máu, khối u ác tính.
Nǎm 1934, Hevesy được trao giải thưởng Nobel về các công trình dùng đồng vị làm chất chỉ thị để nghiên cứu các quá trình hoá học. Ông là Hội viên và Vệ sĩ nhiều tổ chức khoa học và Viện Hàn Lâm khoa học thế giới.
Ngày 5/7/1994, tại Singapore, Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (viết tắt tiếng Anh là PECC) đã kết nạp Việt Nam làm thành viên của tổ chức này. Các nước thành viên của PECC gồm có: Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Colombia, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mehico, New Zealand, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Mỹ và các nước đảo Thái Bình Dương.
Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 5/7/1966, Hồ Chủ tịch tiếp ông Xanhtơni, nguyên Cao ủy Pháp tại Hà Nội nǎm 1946, trong buổi tiếp có đề cập đến việc Mỹ có thể gây sức ép quân sự tối đa với Việt Nam. Người đã nói: "Chúng tôi biết rõ sức mạnh của kẻ thù của chúng tôi, chúng tôi biết rằng người Mỹ, nếu họ muốn họ có thể san bằng thành phố này (Hà Nội) cũng như các thành phố chủ chốt của Bắc bộ: Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh... Chúng tôi đã chờ đón một tình hình như thế, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng, nhưng điều đó không hề mảy may làm suy yếu ý chí chiến đấu đến cùng của chúng tôi".
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu dự Đại hội Chiến sỹ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc tại Việt Bắc, ngày 1 đến ngày 6/5/1952. Ảnh tư liệu |
Ngày 5/7/1922, báo cáo của mật thám Pháp xác nhận, Nguyễn Ái Quốc đến làm việc tại trụ sở của Đảng Cộng sản Pháp đặt tại số nhà 120 đường “La Fayette”, Pari và sau đó đến toà soạn các báo “Journal du Peuple” (Nhật báo Dân chúng) và “L’ Humanité” (Nhân Đạo).
Ngày 5/7/1946, tại Paris, Bác Hồ tiếp cơm cựu Thủ tướng Pháp Léon Blum và tiếp các nghị sĩ Algeria thảo luận về mô hình Liên hiệp Pháp. Đoàn đại biểu Tổng Công hội Pháp đến chào Chủ tịch Hồ Chí Minh và thông báo Tổ chức Công đoàn của Việt Nam đã được Công đoàn thế giới thừa nhận.
Ngày 5/7/1947, trong thư góp ý cho hoạt động của Đảng Xã hội Việt Nam, Bác khẳng định: “Hiện nay, tất cả các Đảng chỉ có một đường chính trị chung: Kiên quyết trường kỳ kháng chiến, để tranh lấy thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Và đối với các đoàn thể khác cùng dân chúng, chỉ có một chính sách là đại đoàn kết”.
Ngày 5/7/1966, tiếp phái viên của Tổng thống Pháp là ông Jean Saiteny đến trao thư của Tổng thống De Gaulle, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ quan điểm: Chúng tôi biết rõ sức mạnh của kẻ thù. Chúng tôi hiểu rằng Mỹ nếu muốn, họ có thể huỷ diệt thành phố này như chúng đã làm đối với các thành phố lớn ở miền Bắc như Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh và nhiều thành phố khác. Chúng tôi đang đợi chúng đến và chúng tôi đã sẵn sàng. Nhưng cái đó không làm nhụt ý chí đấu tranh của chúng tôi. Ông hiểu cho rằng chúng tôi đã có kinh nghiệm và chiến tranh đã được kết thúc như thế nào rồi và đưa ra thông điệp: Chỉ có một cách đi tới giải pháp, đó là Mỹ rút đi. Chúng tôi không muốn làm cái gì xấu đối với họ, chúng tôi sẵn sàng đem nhạc và hoa tiễn họ và mọi thứ khác mà họ thích. Nhưng ông biết đấy, tôi thích tiếng lóng của nước ông “qu’ ils foutent le camp?” (nghĩa là “hãy biến đi!”).
Ngày 5/7/1967, Bác Hồ gửi thư và tặng Huy hiệu khen ngợi Trung đội dân quân gái huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã bắn rơi một máy bay phản lực của Mỹ.