Ngày này năm xưa 31/7: Thông qua Nghị quyết hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương
Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 31/7 trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
Ngày 31/7/2007, Quốc hội Khóa XII thông qua Nghị quyết số 01/2007/QH12 hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tặng hoa và trao biểu trưng cho các thương hiệu quốc gia được vinh danh tại lễ công Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 |
Ngày 31/7/2007, Bộ Thương mại ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-BTM sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2006/QĐ-BTM ngày 28/02/2006 ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng thẩm định Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006-2010.
Ngày 31/7/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 23/2008/QĐ-BCT bổ sung lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối tại Điều 1 Quyết định số 014/2007/QĐ-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về lượng hạn ngạch thuế quan đối với hàng nhập khẩu năm 2008.
Ngày 31/7/2009, Bộ Chính trị ra Thông báo kết luận số 264-TB/TW về tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Ngày 31/7/2013, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 19/2013/TT-BCT quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện.
Ngày 31/7/2013, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 18/2013/TT-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép.
Ngày 31/7/2014, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 6741/QĐ-BCT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành
Ngày 31/7/2015, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2015/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển.
Ngày 31/7/2017, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 12 /2017/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực.
Ngày 31/7/2019, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 13/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc.
Ngày 31/7/1946, họp Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất. Vấn đề trung tâm Hội nghị thảo luận là củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. Hội nghị nhận định chính sách xâm lược của thực dân Pháp từ khi có phái đoàn Chính phủ ta sang Pháp để mở cuộc đàm phán chính thức là: "Về quân sự thì khiêu khích lấn dần, về chính trị thì chia rẽ để chờ thời cơ lật đổ Chính phủ ta. Hội nghị định rõ đường lối cơ bản của Đảng trong giai đoạn này là "thống nhất bên trong, tìm bạn bên ngoài" và " tích cực sẵn sàng về quân sự và chính trị đối phó với những bất trắc có thể xảy ra".
Ngày 31/7/1949 tại Định Hóa, Thái Nguyên, Cục Thông tin liên lạc thuộc Bộ Tổng tư lệnh Quốc gia và Dân quân, tự vệ Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 123/NĐ của Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Từ đó ngày 31/7 trở thành Ngày truyền thống của Bộ Tham mưu, Binh chủng Thông tin liên lạc.
Sự kiện quốc tế
Ngày 31/7/1800: Ngày sinh nhà hóa học nổi tiếng người Đức Frederie Wohler, người sáng lập hóa học hữu cơ.
Nǎm 1920 ông vào trường đại học Heidelberg. Hai nǎm sau ông đã điều chế được các dẫn xuất của Axít xyanhiđric và xác định thành phần của nó. Nǎm 1828, ông tổng hợp được một chất hữu cơ từ các chất vô cơ và chính điều này đã giáng một đòn vào học thuyết duy tâm về "Sinh lực" và kích thích sự phát triển của hoá học hữu cơ mà chính ông là người sáng lập.
Nǎm 1827, ông tìm ra phương pháp điều chế nhôm kim loại. Những công trình của Vuêơ đóng góp lớn vào việc nghiên cứu tính chất và các phương pháp điều chế những nguyên tố như: Canxi, phốtpho, titan, vanađi, niobi. Ông mất nǎm 1882.
Ngày 31/7/1874: Ngày mất của Denis Diderot - nhà vǎn, nhà lý luận và phê bình, nhà triết học lớn của nước Pháp. Ông cùng với Đalambe, chủ biên bộ "Bách Khoa toàn thư" đầu tiên trên thế giới; xác định những quy tắc của thể loại kịch, sáng lập môn phê bình nghệ thuật.
Tác phẩm chính của Denis Diderot gồm có: "Những tư tưởng triết học", "Đứa con hoang", "Nữ tu sĩ".
Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 31/7/1925, Nguyễn Ái Quốc được Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân phân công phụ trách công tác vận động nông dân ở Trung Quốc, Đông Dương, Miến Điện (Myanmar), Xiêm (Thái Lan), Đài Loan và Philippines với nhiệm vụ: Nắm bắt tình hình, gây dựng tổ chức để gia nhập Quốc tế Nông dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các đồng chí lãnh đạo xã và Ban Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp thôn Lạc Trung, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) về công tác quy hoạch ruộng đất, ngày 25/01/1961. Ảnh: Tư liệu |
Ngày 31/7/1931, liên quan đến “Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”, phiên tòa thứ nhất diễn ra xét xử Tống Văn Sơ và Lý Phương Thuận. Các luật sư bảo vệ cho hai nhà cách mạng Việt Nam do Công ty luật của Luật sư Loseby đã phân tích những sai trái trong thủ tục tố tụng của nhà cầm quyền Anh khi bắt và thẩm vấn những người bị bắt. Đồng thời, các luật sư cho rằng sự vắng mặt của hai “bị cáo” tại phiên tòa là vi phạm “Luật bảo thân” của nước Anh. Đây là những luận chứng cơ bản buộc chính quyền Hồng Kông phải trả tự do cho những nhà cách mạng Việt Nam.
Ngày 31/7/1946, tiếp tục tận dụng thời gian lưu lại Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp xúc với nhiều nhân vật như Đô đốc Marseilles, nữ nhà báo nổi tiếng Andree Viollis, một nhà khoa học nổi tiếng Langevin và dự sinh nhật của ông Raymond Aubrac.
Ngày 31/7/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư khen cán bộ và nhân viên quân y cùng với những lời biểu dương là nhắc nhở: “Luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi, đồng thời phải là người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh...”.
(Trích Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011)