Chủ nhật 22/12/2024 23:23

Ngày càng nhiều doanh nghiệp hoạt động trở lại

Nếu như trong thời giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp phía Nam, kể cả doanh nghiệp sản xuất và phân phối đã phải tạm dừng hoạt động thì đến nay, số doanh nghiệp xin hoạt động trở lại ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp đang dần khôi phục sản xuất trở lại trong trạng thái bình thường mới.

Theo báo cáo của Tổ Công tác đặc biệt phía Nam về sản xuất công nghiệp - Bộ Công Thương, tại Thành phố Cần Thơ, tính đến ngày 14/10/2021, số doanh nghiệp đang hoạt động là 297/1.167, tương đương 25,45% (tăng 03 doanh nghiệp so với ngày 13/10 và tăng 141 doanh nghiệp so với thời điểm ngày 22/9); số doanh nghiệp đã tạm dừng là 870/1.167 doanh nghiệp, tương đương 74,55%. Tổng số lao động hiện có là 71.775, đến nay số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 27.021/71.775, tương đương 37,65% lao động. Còn lại đã nghỉ 44.754/71.775 lao động, tỷ lệ 62,35%.

Nhiều doanh nghiệp tái sản xuất

Tính đến ngày 14/10/2021, toàn tỉnh có 99 doanh nghiệp gửi phương án để trở lại hoạt động (44 phương án 3 tại chỗ; 40 phương án 2 tại chỗ - vùng xanh và 15 phương án kết hợp 3 tại chỗ và 2 tại chỗ - vùng xanh), trong đó: có 32 doanh nghiệp được thẩm định đạt (23 phương án 3 tại chỗ; 08 phương án 2 tại chỗ - vùng xanh và 01 phương án kết hợp 3 tại chỗ và 2 tại chỗ - vùng xanh), 49 phương án đang hướng dẫn thực hiện lại, 18 phương án chưa thẩm định.

Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, có 22 doanh nghiệp đang hoạt động trong cụm công nghiệp (CCN) (bao gồm 3 doanh nghiệp chủ đầu tư hạ tầng CCN); 17/19 doanh nghiệp đã xây dựng phương án xử trí khi có ca mắc Covid-19 có xác nhận của cơ quan y tế địa phương được Sở Công Thương phê duyệt; 2/19 doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch xử trí khi có ca mắc Covid-19 gửi cơ quan y tế địa phương đang xem xét, xác nhận, các doanh nghiệp này vẫn đang tiếp tục duy trì phương án sản xuất “3 tại chỗ”. Các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp đã tổ chức xét nghiệm định kỳ cho người lao động đạt 65% và tổ chức tiêm vắc xin mũi 1 cho người lao động đạt 75,89% và mũi 2 đạt 2,79%. Hiện tại, các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp đang hoạt động ổn định, chưa có thông tin phát sinh ca dương tính mới.

Hoạt động thương mại tại các địa phương cũng đang dần ổn định trở lại. Tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trên địa bàn tỉnh hiện có 40/82 chợ (tỷ lệ 48%), 01/01 Trung tâm thương mại, 05/05 siêu thị và 108 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động phục vụ nhu cầu của người dân. Tại các quận, huyện, thành phố có chợ truyền thống đang hoạt động, chủ yếu bán các mặt hàng thiết yếu cho người dân có phiếu đi chợ. UBND các địa phương đang xây dựng phương án cho các chợ hoạt động trở lại sau khi đảm bảo các tiêu chí theo Quyết định số 238A/QĐ-BCĐ ngày 06/8/2021 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh.

Riêng tại thành phố Vũng Tàu, bãi tập kết tại khu đất Paradise, hàng hóa về thường xuyên, chủ yếu là rau, củ, quả từ Đà Lạt và các huyện trong tỉnh. Tại huyện Côn Đảo, các tàu chở hàng (cả ba tuyến từ Vũng Tàu, Cần Thơ, Sóc Trăng) thường xuyên vận chuyển hàng hóa ra đảo phục vụ nhu cầu người dân. Hàng hóa ra đảo ngày càng phong phú hơn so với thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg. Nhìn chung, hàng hóa đảm bảo cung ứng cho nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh, không có tình trạng đứt gãy nguồn cung, giá cả tương đối ổn định.

Tại TP. Hồ Chí Minh, tính đến ngày 14/10, đã có 48 chợ truyền thống (tăng 01 chợ so với ngày hôm qua) chính thức hoạt động tại Quận 1, Quận 5, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Thạnh, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, Củ Chi, Cần Giờ, thành phố Thủ Đức. Tại nhiều chợ truyền thống khác, mặc dù chưa chính thức được hoạt động nhưng tại các chợ vẫn có nhiều quầy, sạp bán các loại rau, củ, quả, thịt. Điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa tại 03 Chợ Đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền vẫn tiếp tục hoạt động ổn định, duy trì việc tập kết, trung chuyển hàng hóa, lương thực thực phẩm cho các hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phố và các tỉnh (trung bình từ 1.000 - 1.200 tấn thực phẩm, rau củ quả/đêm).

Các siêu thị và cửa hàng tiện lợi vẫn duy trì hoạt động với 106/106 siêu thị, số lượng cửa hàng tiện lợi mở lại ngày càng tăng lên, đến nay có 2.974/3101 cửa hàng tiện lợi (có thêm 14 cửa hàng hoạt động trở lại so với ngày 13/10/2021) để phục vụ nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân.

Ở các địa phương khác, tình hình thị trường hàng hoá ổn định.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN