Ngành ngân hàng - cuộc đua về phát triển từ nội lực, không dành cho hai từ “hưởng lợi”

Trong năm 2020-2021, “hưởng lợi” là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất khi đề cập về nền kinh tế và các ngành nghề tại Việt Nam. Năm 2020, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có khả năng chống chọi tốt với đại dịch Covid-19, tạo điều kiện cho nhiều ngành hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng như ngành hàng tiêu dùng, thực phẩm, vận tải logistics,…

Năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 trên quy mô rộng đã ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế. Mức giảm 6,2% của GDP quý 3/2021 so với quý trước là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Đến đầu quý IV/2021, trong chiến dịch chuyển từ "zero Covid-19" sang "sống chung với Covid-19" khi các tỉnh, thành phố triển khai từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, nền kinh tế dần được mở cửa và kỳ vọng sẽ có sự phục hồi.

Ngành ngân hàng - cuộc đua về phát triển từ nội lực, không dành cho hai từ “hưởng lợi”

Cùng với đó, các ngành đầu tư công như xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng, ngành năng lượng, bán lẻ, logistics… được kỳ vọng phục hồi rất nhanh và hưởng lợi lớn. Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng giữ vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, cũng là ngành hiếm hoi không được đề cập trong nhóm ngành hưởng lợi 9 tháng đầu năm 2021, sẽ có triển vọng như thế nào trong những tháng cuối năm 2021 và năm 2022; các ngân hàng đã chuẩn bị sẵn tâm thế và nội lực như thế nào cho cuộc đua sắp tới? Đâu sẽ là động lực cho sự phân hóa trong khối các nhà băng trong giai đoạn tới?

Cuộc đua về tăng vốn để trợ lực cho hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro

Năm 2021 là năm của những “cuộc đua” về tăng vốn giữa các ngân hàng. Đây cũng là nhu cầu thường trực của các ngân hàng khi vốn chủ sở hữu đa phần còn mỏng hoặc cần gia cố thêm để nâng cao khẩu vị an toàn vốn. Từ đầu năm đến nay, 19 ngân hàng liên tục đẩy mạnh tăng vốn bằng nhiều hình thức và đã nhận được sự chấp thuận chính thức về tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bao gồm các ngân hàng có vốn Nhà nước như Vietcombank, VietinBank, BIDV; các ngân hàng thuộc khối tư nhân gồm SHB, VP Bank, TP Bank, OCB... Tính đến thời điểm 30/6/2021, VietinBank là ngân hàng dẫn đầu về vốn điều lệ với 48.058 tỷ đồng, tiếp sau là BIDV, Vietcombank, Techcombank, Agribank, MB Bank, VP Bank…

Nguồn: Tổng hợp từ Điều lệ hoạt động của các ngân hàng tại thời điểm 30/9/2021
Nguồn: Tổng hợp từ Điều lệ hoạt động của các ngân hàng tại thời điểm 30/9/2021

Trong khi đó, chậm nhất đến ngày 1/1/2023, các ngân hàng phải thực hiện tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel II được quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Tính đến nay đã có 16/35 ngân hàng đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41. Không chỉ để đáp ứng yêu cầu về an toàn vốn, việc tăng vốn cũng góp phần tăng cường năng lực tài chính cho các ngân hàng, gia tăng nguồn vốn trung dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh khi mà tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn được siết chặt lại theo lộ trình tại Thông tư 08/2020/TT-NHNN ngày 14/8/2020 của Ngân hàng nhà nước. Theo đó, cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng sẽ chưa dừng lại và còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong năm 2022 để các ngân hàng tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng lực tài chính, cải thiện chất lượng tài sản về chất, tăng khả năng sinh lời gắn liền với quản trị rủi ro .

Cuộc đua về dẫn đầu chuyển đổi số để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu thu nhập

Nhìn vào cơ cấu nguồn thu của các ngân hàng, có thể nhận thấy rõ xu hướng chuyển dịch danh mục tín dụng sang các lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao và ít rủi ro như phân khúc bán lẻ. Quan trọng hơn, việc đa dạng hoá các nguồn thu bên cạnh nguồn thu lãi truyền thống từ tín dụng như trước đây của các ngân hàng cũng tập trung sang tăng thu nhập ngoài lãi, thể hiện qua tỷ lệ thu nhập lãi thuần/tổng thu nhập hoạt động (NII/TOI) của các ngân hàng như Vietcombank, VietinBank, Techcombank, VP Bank… có xu hướng giảm dần. Các nguồn thu từ các hoạt động ngoài lãi (non-NII) của các ngân hàng trong nhiều quý trở lại đây như kinh doanh bảo hiểm, phát triển các hoạt động thanh toán, quản lý tài sản, mua bán chứng khoán, ngoại hối… được chú trọng đẩy mạnh hơn và liên tục tăng trường so với các giai đoạn trước.

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC quý I, II/2021 và 2020 của các ngân hàng
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC quý I, II/2021 và 2020 của các ngân hàng

Trong các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước, VietinBank là ngân hàng có mức độ chuyển dịch tỷ lệ NII/TOI khá rõ khi tỷ lệ này giảm từ mức 86,9% trong năm 2020 xuống mức 79,7% trong 6 tháng đầu năm 2021. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ của VietinBank liên tục cải thiện qua các quý trong năm 2021 nhờ việc triển khai các biện pháp thúc đẩy bán sản phẩm có thế mạnh như TTTM, chuyển tiền, dịch vụ thẻ...và kiểm soát tốt các khoản chi dịch vụ. Đối với nhóm ngân hàng TMCP tư nhân, sự chuyển dịch diễn ra mạnh ở ACB, Liên Việt Post Bank, SHB… khi các ngân hàng này liên tục tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là thu nhập từ hoạt động dịch vụ.

Ở góc độ thói quen giao dịch, có thể nhận thấy làn sóng Covid-19 đã thay đổi toàn diện thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ online của người dùng; đặt ra bài toán cho rất nhiều ngân hàng phải chạy nước rút xây dựng hệ sinh thái số và cạnh tranh về những tính năng ưu việt, tiện lợi cho khách hàng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), giá trị giao dịch trên kênh Internet và mobile banking của các ngân hàng trong quý II/2021 đạt 14.834 nghìn tỷ, tăng 21,3 lần so với cùng kỳ, riêng kênh mobile banking tăng 9,1 lần.

Nguồn: NHNN
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Để tạo dấu ấn về sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số đòi hỏi tầm nhìn dài hạn và sự đầu tư chuẩn bị cho công nghệ, hạ tầng từ rất sớm với tốc độ chuyển đổi nhanh chóng. Điều này cũng khởi nguồn cho cuộc đua xu hướng thứ 2 là đầu tư công nghệ và chuyển đổi số trong khối ngân hàng - một cuộc đua marathon cả về tốc độ và quy mô.

Theo số liệu của NHNN, dự kiến trong vòng 3-5 năm tới, các ngân hàng số sẽ có mức tăng trưởng doanh thu tối thiểu là 10%, và có 58,1% tổ chức tín dụng đặt kỳ vọng thu hút hơn 60% khách hàng sử dụng kênh giao dịch số, kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng khách hàng đạt trên 50%. Điều này cho thấy công cuộc chuyển đổi số trong ngành ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ diễn ra khá mạnh mẽ. Mặc dù chưa đến 1/3 ngân hàng trong nước có chiến lược chuyển đổi số rõ nét, nhưng một nhóm các “ngân hàng tiên phong” trong lĩnh vực đã và đang nổi lên dẫn đầu xu thế chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm của khách hàng như Vietcombank, VietinBank, Techcombank, VP Bank, MB Bank, TP Bank,…

Bên cạnh cuộc đua về xây dựng và định vị thương hiệu các sản phẩm ứng dụng ngân hàng số tiêu biểu là VCB Digibank, VPBank NEO, VietinBank iPay, My VIB… đang hiện hữu trên thị trường, trong ngành ngân hàng đang có một cuộc đua ngầm khác là nâng cao năng lực core, công nghệ để chuẩn bị trước cho sự đe dọa từ các công ty fintech, và dịch vụ mobile money trong thời gian tới. Đại diện của Techcombank đã chia sẻ nhà băng đã lựa chọn Amazon Web Services (AWS), một công ty thuộc tập đoàn toàn cầu Amazon.com, làm đối tác cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Trước đó, VietinBank cũng triển khai các giải pháp khai thác Big data, AI, học máy bao gồm ứng dụng big data, trí tuệ nhân tạo (AI), học máy vào phân tích dữ liệu khách hàng.

Với mục tiêu chuyển đổi số để chuyển đổi trải nghiệm, đưa khách hàng là trọng tâm để phát triển giải pháp tài chính toàn diện và nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động, thử nghiệm với những công nghệ mang tính đột phá, giúp tiết kiệm tài nguyên, chi phí và tăng cường hiệu quả khai thác, trong những năm qua, VietinBank vẫn tiếp tục nổi lên là ngân hàng tích cực triển khai liên tục việc xây dựng kênh phân phối hiện đại, tiện dụng, đồng bộ, hướng đến khách hàng; kết nối đối tác, xây dựng hệ sinh thái lấy khách hàng là trọng tâm; tinh gọn quy trình nghiệp vụ, tăng năng suất lao động. Ngân hàng này đã nghiên cứu và đang triển khai công nghệ mới như công nghệ đám mây nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng tốc độ phát triển sản phẩm, nâng cao bảo mật và tối ưu hóa chi phí.

“Hưởng lợi” sẽ chỉ là cụm từ cho những kỳ vọng và tầm nhìn ngắn hạn; lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ số hiện đại và năng lực tài chính mạnh sẽ luôn là yếu tố mang lại sự phát triển nhanh, bền vững cho doanh nghiệp - điều luôn hấp dẫn các nhà đầu tư. Câu chuyện về chuyển đổi số còn dài nhưng những ngân hàng có khát vọng chuyển đổi số mạnh mẽ kết hợp với tận dụng thế mạnh về vốn chắc chắn sẽ có lợi thế để phát triển, bứt phá và dẫn đầu trong thời gian tới.

Thanh Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngân hàng Nhà nước công bố 14 ngân hàng có tầm quan trọng hệ thống năm 2024

Ngân hàng Nhà nước công bố 14 ngân hàng có tầm quan trọng hệ thống năm 2024

Ngân hàng Nhà nước vừa phê duyệt 14 ngân hàng nằm trong nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống năm 2024.
VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT - Nguyễn Vũ Long khẳng định, phía công ty đang tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi của khách hàng.
Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo nóng việc thực hiện hóa đơn điện tử bản lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo nóng việc thực hiện hóa đơn điện tử bản lẻ xăng dầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa ký Công điện chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Cổ phiếu TCB bùng nổ giao dịch, VN-Index cán mốc 1.290 điểm

Cổ phiếu TCB bùng nổ giao dịch, VN-Index cán mốc 1.290 điểm

Ngay từ đầu phiên, trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, TCB đã tăng kịch trần dù sau đó hạ nhiệt nhưng đây vẫn là cổ phiếu tác động tích cực nhất tới chỉ số VN-Index.
Mới hoàn thành hơn 50% mục tiêu phát hành trái phiếu Chính phủ quý I/2024

Mới hoàn thành hơn 50% mục tiêu phát hành trái phiếu Chính phủ quý I/2024

Tính đến ngày 20/3, Kho bạc Nhà nước huy động được 72.774 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, đạt khoảng 57,3% kế hoạch của quý I/2024.

Tin cùng chuyên mục

Tài xế công nghệ, người bán hàng online cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tài xế công nghệ, người bán hàng online cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đại biểu Quốc hội cho rằng, nhóm lao động công nghệ như tài xế công nghệ, shipper, bán hàng online cần đưa vào các trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Hai doanh nghiệp bị xử phạt vì không công bố thông tin liên quan phát hành trái phiếu

Hai doanh nghiệp bị xử phạt vì không công bố thông tin liên quan phát hành trái phiếu

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 2 doanh nghiệp vì sai phạm trong công bố thông tin liên quan đến phát hành trái phiếu.
Vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng tăng 0,7%, tổng tài sản giảm 2,63%

Vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng tăng 0,7%, tổng tài sản giảm 2,63%

Số liệu thống kê cập nhật mới nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, đến cuối tháng 1/2024, tổng vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng tăng nhẹ.
Techcombank năm thứ hai liên tiếp được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam

Techcombank năm thứ hai liên tiếp được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam

Techcombank năm thứ hai liên tiếp vinh dự được GPTW vinh danh “Nơi làm việc xuất sắc nhất” với kết quả khảo sát đạt tỉ lệ 94%, tăng 7% so với 2022.
3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án mới và 2 lượt điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 28,94 triệu USD.
Khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán

Khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán.
Cầu mua đẩy giá cuối phiên giúp VN-Index tăng nhẹ

Cầu mua đẩy giá cuối phiên giúp VN-Index tăng nhẹ

Trong bối cảnh thị trường diễn biến tương đối ảm đạm, hai mã ngành bán lẻ là MWG và MSN bật tăng, trở thành hai cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VN-Index.
BAOVIET Bank nhận giải thưởng về mảng ngoại hối năm 2023

BAOVIET Bank nhận giải thưởng về mảng ngoại hối năm 2023

BAOVIET Bank nhận danh hiệu “Best Newcomer” cho mảng thị trường ngoại hối năm 2023, do Sở Giao dịch Chứng khoán London trao tặng dưới hứng kiến của NHNN.
Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Chứng khoán VNDirect có thể hoạt động trở lại vào ngày mai (28/3)?

Chứng khoán VNDirect có thể hoạt động trở lại vào ngày mai (28/3)?

Trong thông báo mới nhất Công ty CP Chứng khoán VNDirect (VND) gửi tới khách hàng, VND khẳng định đang trong quá trình khắc phục và kết nối trở lại.
SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của SeABank luôn có những người tận tâm gắn bó, nhiệt huyết đam mê, dành cả thanh xuân để cống hiến
Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Tiếp tục hoàn thiện chuỗi sản xuất sẽ tạo ra những lợi thế quan trọng để Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Từ ngày 1/7, chính thức chi trả an sinh xã hội qua tài khoản

Từ ngày 1/7, chính thức chi trả an sinh xã hội qua tài khoản

Hiện việc chi trả an sinh xã hội qua tài khoản vẫn đang thí điểm tại một số địa phương, dự kiến sau ngày 1/7 sẽ chính thức triển khai nhân rộng trên toàn quốc.
Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Theo chuyên gia, năm 2024 là thời điểm để các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị cao, góp phần tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng Việt có nhiều cơ hội hợp tác với doanh nghiệp FDI

Ngân hàng Việt có nhiều cơ hội hợp tác với doanh nghiệp FDI

Các ngân hàng Việt đã đầu tư nguồn lực, công nghệ, chính sách phù hợp cho phân khúc FDI nhằm đồng hành lâu dài cùng sự phát triển của các doanh nghiệp này.
Đánh dấu 25 năm thành lập, Manulife Việt Nam tung sản phẩm mới với cam kết hoàn phí

Đánh dấu 25 năm thành lập, Manulife Việt Nam tung sản phẩm mới với cam kết hoàn phí

Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ “An Tâm Vui Sống 2.0” với thời gian đóng phí ngắn nhưng được bảo vệ dài và cam kết hoàn phí lên đến 110% cùng nhiều quyền lợi khác.
Thanh khoản thấp nhưng VN-Index tăng hơn 14 điểm

Thanh khoản thấp nhưng VN-Index tăng hơn 14 điểm

Dòng tiền hướng vào nhóm bất động sản, khu công nghiệp và các mã trụ cột ngành ngân hàng đã giúp VN-Index trở lại với vùng đỉnh trên ngưỡng 1.280 điểm.
Bitcoin bất ngờ trở lại mốc 70.000 USD

Bitcoin bất ngờ trở lại mốc 70.000 USD

Giá Bitcoin bất ngờ tăng vọt trong tuần giao dịch cuối cùng của tháng 3 và trở lại mốc 70.000 USD.
BIDV đề xuất giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển bền vững

BIDV đề xuất giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển bền vững

Diễn đàn Tài trợ thương mại 2024, Ngân hàng BIDV đã đề xuất nhiều giải pháp tài chính thúc đẩy tài trợ thương mại vì mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất điện tử, chíp bán dẫn, sản xuất thông minh hiện là những lĩnh vực đang được Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động