Thứ tư 27/11/2024 04:42

Ngành ngân hàng công bố điều kiện được cơ cấu nợ, miễn giảm lãi với doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19

Một hành lang pháp lý đầy đủ để các ngân hàng thương mại thực hiện xem xét, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã chính thức được Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Hơn thế, cơ quan này còn khẳng định sẽ tiếp tục các giải pháp quyết liệt hơn để đồng hành với nền kinh tế và doanh nghiệp mà một trong số đó là quyết định điều chỉnh lãi suất điều hành, sẽ sớm được ban hành trong thời gian gần.    

3 điều kiện được xem xét cơ cấu, miễn, giảm lãi vay

Ngày 12/03/2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ký ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Thông tư 01).

Thông tin tới báo chí vào chiều cùng ngày, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định, Thông tư 01 là cơ sở pháp lý giúp các TCTD triển khai giải pháp hỗ trợ kịp thời khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú thông tin về Thông tư 01 và các giải pháp hỗ trợ của ngành ngân hàng đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-9

Theo đó, Thông tư 01 đảm bảo cơ sở pháp lý hướng dẫn các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp, người dân vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. “Quan điểm xây dựng Thông tư là tạo điều kiện tối đa về thẩm quyền trách nhiệm để các TCTD phối hợp cùng với khách hàng vay vốn xem xét quyết định mức độ thời gian, hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu các khoản vay, các khó khăn do tác động của dịch bệnh. Đồng thời, Thông tư mới cũng sẽ làm rõ trách nhiệm của các TCTD và khách hàng vay vốn khi thực hiện chính sách hỗ trợ này, đảm bảo đúng đối tượng, tính khách quan và không được lợi dụng”- Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Cụ thể, Thông tư quy định phạm vi nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tiêu chí xác định khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Miễn lãi và giảm phí; Giữ nguyên nhóm nợKhách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện như: Phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19;Không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi do sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch Covid-19…. , sẽ được ngân hàng xe xét cơ cấu lại nợ hoặc miễn lãi, giảm phí.

Ông Nghiêm Xuân Thành – Chủ tịch HĐQT ngân hàng Vietcombank cho biết: Việc ban hành thông tư mới đã hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covidc-19. Các doanh nghiệp được giảm, miễn lãi tuỳ theo năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng.Tại Vietcombank, mức giảm miễn lãi là 1 – 1,5% đối với khoản vay bằng VND và 0,5% với dư nợ ngoại tệ. Ngoài ra, doanh nghiệp được giãn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Tiếp tục giảm lãi, phí và sẽ giảm lãi suất điều hành để hỗ trợ doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế, thời gian gần đây NHNN đã nhận được nhiều văn bản đề nghị tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp và của các hiệp hội ngành hàng như: dệt may, da giày, xi măng… Tính đến ngày 4/3/2020, có 23 TCTD báo cáo NHNN về những ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới khả năng trả nợ của khách hàng. Ước tính có khoảng 926 ngàn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của 23 TCTD này, và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống, trong đó một số ngành có khả năng ảnh hưởng lớn như: nông, lâm nghiệp và thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục…

Sẽ có những gói tín dụng được các ngân hàng đưa ra hỗ trợ doanh nghiệp

Các ngân hàng thương mại thời gian qua đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ngành Ngân hàng là một trong những ngành đi đầu trong việc chủ động đề xuất, quyết liệt thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, được Chính phủ, các tổ chức Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp, người dân đánh giá cao.

Bước đầu, các TCTD đã hỗ trợ cho trên 44.000 khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng thông qua các biện pháp như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi các vay các khoản cho vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng... Ngoài ra, đã có 32/35 ngân hàng thành viên của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) thực hiện miễn/giảm phí giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng giá trị nhỏ từ 500.000 đồng trở xuống. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đã và đang giảm mức thu dịch vụ thông tin tín dụng để giúp các TCTD giảm chi phí, hạ lãi suất, qua đó gián tiếp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp.

Cùng với việc ban hành Thông tư 01, để tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế, Phó Thống đốc Đào Minh Tú chia sẻ, thời gian tới NHNN tiếp tục theo dõi diễn biến tác động của dịch bệnh quyết liệt triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn. “NHNN đang xem xét và sẽ sớm đưa ra quyết định điều chỉnh giảm lãi suất điều hành trong thời gian gần, để hỗ trợ các TCTD có thanh khoản dồi dào, có nguồn vốn lãi suất thấp hơn phục vụ doanh nghiệp”- Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Các TCTD phải có phương án nghiên cứu phân định loại nợ, xác định nợ, đánh giá nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn, hoãn, giãn, tái cơ cấu thời hạn trả nợ, hỗ trợ doanh nghiệp ở tình thế khó khăn. Các TCTD chủ động, chú trích lập lãi dự thu phải làm theo đúng quy định, chủ động giảm bớt chi phí đặc biệt là chi phí quản lý hành chính. NHNN đang phối hợp với Bộ, Ngành liên quan tích cực, khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm tạo điều kiện cho cả TCTD và các doanh nghiệp trong việc khắc phục khó khăn, thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Thùy Linh

Tin cùng chuyên mục

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

HDBank đạt bộ ba giải thưởng tại cuộc bình chọn 'Doanh nghiệp niêm yết 2024'

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng