Thứ hai 23/12/2024 12:37

Ngành lưu trữ Việt Nam: Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống

Ngành lưu trữ Việt Nam không ngừng trưởng thành, lớn mạnh về mọi mặt, phát huy có hiệu quả giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia. Đây là nhấn mạnh của ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành lưu trữ Việt Nam (3/1/1946 - 3/1/2021), ngày 25/12/2020.

Sau thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại vào mùa thu năm 1945, ngay từ những ngày đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với sự quan tâm sâu sắc tới công tác lưu trữ nước nhà, ngày 3/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Thông đạt số 1C-VP nhấn mạnh giá trị đặc biệt của tài liệu lưu trữ đối với phương diện kiến thiết quốc gia. Đối với ngành lưu trữ Việt Nam, ngày 3/1 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì vậy ngày này đã được chọn là Ngày Lưu trữ Việt Nam theo Quyết định số 1229/QĐ-TTg ngày 17/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng - cho biết, trong nhiều năm qua, ngành lưu trữ Việt Nam không ngừng trưởng thành, lớn mạnh về mọi mặt. Ngành đã chủ động triển khai thực hiện Luật Lưu trữ, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác lưu trữ thống nhất; đồng thời tăng cường các giải pháp để bảo vệ an toàn và phát huy có hiệu quả giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia, đặc biệt là trong việc đấu tranh khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Những nỗ lực, cố gắng của toàn thể công chức, viên chức ngành lưu trữ đã đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước, được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận và đánh giá cao, đặc biệt trong bối cảnh xây Chính phủ điện tử hiện nay. Năm 2020, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì những đóng góp của Cục”- ông Đặng Thanh Tùng nhấn mạnh.

Không dừng lại ở việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; hay đưa nhiều tài liệu có giá trị phục vụ các nhu cầu của xã hội và góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, ngành lưu trữ Việt Nam đã từng bước vươn mình, hội nhập với thế giới. Hiện nay, lưu trữ Việt Nam là một trong 160 thành viên loại A trên tổng số 1.693 thành viên của Hội đồng Lưu trữ quốc tế (ICA). Về hợp tác song phương, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác và ký kết các Biên bản ghi nhớ, Thỏa thuận hợp tác với các cơ quan lưu trữ của 10 nước trong khu vực và trên thế giới.

Cục trưởng Đặng Thanh Tùng - khẳng định, đến nay, sứ mệnh của ngành lưu trữ không chỉ đang gìn giữ những tài liệu, tư liệu lịch sử quốc gia mà còn có giá trị cho toàn nhân loại và đấy cũng là sứ mệnh chung của ngành lưu trữ trên thế giới. Sứ mệnh của các lưu trữ Việt Nam là gìn giữ cho thế hệ tương lai những thông tin, tài liệu số đang ghi lại lịch sử thời kỳ hiện tại. Xây dựng lưu trữ số chính là sứ mệnh của ngành lưu trữ trong bối cảnh Chính phủ điện tử, Chính phủ số. "Để đạt được mục tiêu và hoàn thành sứ mệnh của ngành lưu trữ trong thời gian tới, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước rất mong được sự hợp tác của toàn thể công chức, viên chức ngành lưu trữ và các cơ quan, tổ chức đã đồng hành cùng với Cục trong thời gian vừa qua"- ông Đặng Thanh Tùng bày tỏ.

Trưng bày tài liệu lưu trữ “Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong tài liệu lưu trữ”

Ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của ngành lưu trữ Việt Nam trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng - cho biết, công tác văn thư, lưu trữ có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sản phẩm của hoạt động lãnh đạo và quản lý và là nguồn thông tin gốc phản ánh một cách toàn diện đầy đủ, chân thực mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội, của một quốc gia, từng địa phương, cơ quan, tổ chức.

Để phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng - đề nghị, ngành lưu trữ cần quan tâm hoàn thiện thể chế, đặc biệt là sửa đổi, bổ sung Luật Lưu trữ cho phù hợp với điều kiện hiện nay, nhất là việc lưu trữ văn bản điện tử, số hóa tài liệu… Đồng thời, cần củng cố tổ chức bộ máy để thực hiện tốt công tác lưu trữ, phát huy những giá trị tài liệu lưu trữ, đưa tài liệu đến gần hơn với đông đảo quần chúng và đời sống xã hội.

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành lưu trữ, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ mang chủ đề “Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong tài liệu lưu trữ”. Trưng bày giới thiệu đến công chúng những mộc bản quý (Di sản tư liệu thế giới Mộc bản triều Nguyễn) và một số tài liệu lưu trữ có nội dung về Quốc hiệu và Kinh đô của nước ta từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến nay. Đây là những tư liệu lịch sử, bằng chứng thể hiện khát vọng, ý chí độc lập, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của các bậc tiền nhân nước Việt.

Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế