Thứ hai 30/12/2024 02:17

Ngành điều phải thoát 3 thách thức về sản xuất, chế biến và tiếp cận thị trường

Sáng ngày 30/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tập đoàn PAN tổ chức Hội nghị Phát triển ngành điều bền vững gắn với chuỗi giá trị toàn cầu dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị

Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Sau hơn 3 thập kỷ phát triển, Việt Nam trở thành nước có kim ngạch xuất khẩu (XK) điều nhân số 1, chế biến đứng thứ 2 và đứng thứ 3 thế giới về năng suất và sản lượng. Năm 2016, ngành điều Việt Nam XK 347 nghìn tấn điều nhân, đạt kim ngạch 2,84 tỷ USD, chế biến trên 50% sản lượng điều của thế giới. Ngành điều đem lại giá trị kinh tế lớn và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu nông dân và công nhân chế biến.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ngành sản xuất điều Việt Nam chưa phát huy hết tiềm năng và đang đối diện với khó khăn rất lớn. Sản lượng giảm, hiệu quả sản xuất thấp, thu nhập từ điều không cao, giá trị gia tăng thấp, nhiều diện tích điều bị thoái hóa hoặc bị chuyển đổi sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện sản lượng điều trong nước mới chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu của hơn 300 doanh nghiệp (DN) chế biến XK. Các DN chế biến nhập khẩu điều nguyên liệu ngày càng tăng từ các nước như Campuchia, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà… Năm 2016,Việt Nam nhập khẩu hơn 1,1 triệu tấn điều thô khiến giá thành sản phẩm tăng cao, chất lượng không ổn định. Trong khi đó, kinh nghiệm thế giới cho thấy, năng suất điều có thể tăng 30-40% nếu áp dụng đồng bộ khoa học công nghệ trong canh tác tiên tiến. Ngoài những yếu kém về công nghệ, ngành điều hiện tại chưa được quan tâm đầu tư một cách có hệ thống mà phát triển manh mún, rời rạc, thiếu sự hợp tác liên kết chặt chẽ giữa "4 nhà", dẫn đến các hoạt động sản xuất chưa thực sự đạt hiệu quả đúng với tiềm năng phát triển.

Ông Lê Văn Liều – chuyên gia phân tích thị trường – nhận định: Mặc dù là nước XK điều lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam chỉ tham gia vào khâu chế biến sơ, tương đương 18% chuỗi giá trị điều. Phần lợi nhuận lớn nhất vẫn nằm ở khâu chế biến rang muối và phân phối với tổng giá trị gần 60%. Ngành điều Việt Nam gặp khá nhiều thách thức khi tham gia vào các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Tốc độ tăng trưởng của nguồn cung điều hàng năm chỉ đạt 3,5%/năm, trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng trưởng 6%/năm. Như vậy, ngành điều thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đối mặt với tình trang cầu vượt, cùng với rủi ro mất mùa khiến giá điều có xu hướng tăng trong 3 năm trở lại đây. Hệ lụy của sự tăng giá là người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng các sản phẩm hạt khác thay thế cho điều. Việt Nam XK điều lớn nhất thế giới với thị phần XK điều lớn hơn 50%/năm phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Diện tích trồng giảm, diện tích điều già cỗi, năng suất kém dẫn đến khó khăn kiểm soát giá cả và chất lượng đầu vào.

Từ năm 2006 đến nay Việt Nam trở thành quốc gia XK nhân điều lớn nhất thế giới, và ngành điều đang đi tiên phong trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã XK được 223 ngàn tấn hạt điều, kim ngạch đạt 2,2 tỷ USD, đạt 98,9% về lượng và 124,9% về giá trị so với cùng kỳ.

Liên kết tạo giá trị bền vững

Để phát triển ngành điều bền vững, các chuyên gia cho rằng, việc liên kết 4 nhà là hết sức quan trọng. Tại hội nghị, ông Nguyễn Khắc Hải – Tổng giám đốc Tập đoàn PAN - chia sẻ Đề án Mô hình liên kết "4 nhà" trong phát triển vùng điều bền vững tại Bình Phước. Theo đó, PAN sẽ hợp tác cùng nông dân với nguyên tắc: Đảm bảo tôn trọng quyền sử dụng đất của nông dân; nâng cao năng suất; nâng cao thu nhập; bao tiêu sản phẩm của nông dân; phát triển ngành điều của Việt Nam theo hướng sản xuất hàng hóa gắn kết với chuỗi giá trị toàn cầu. Về kế hoạch thực hiện, Tập đoàn PAN sẽ thực hiện mô hình thí điểm trên một vùng nguyên liệu với diện tích 10.000 ha, PAN liên kết với người nông dân với nguyên tắc hợp tác Win-Win và có sử dụng trung gian ở giữa là HTX như một cơ quan giám sát, hỗ trợ người nông dân trong quá trình vận hành mô hình. Sau đó nhân rộng mô hình và chuyển giao công nghệ cho các hộ và HTX trong vùng.

Các chuyên gia, nhà khoa học và các DN cũng cùng nhau thảo luận và đưa ra các khuyến nghị để tổ chức phát triển ngành điều bền vững như tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh; tái canh vườn điều; đẩy mạnh phát triển liên kết công tư. Tạo đồng thuận các tác nhân để hình thành chuỗi giá trị chiến lược trong đó có sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân với DN, nhà khoa học và nhà nước. Tạo thống nhất liên kết địa phương phát triển vùng chuyên canh quốc gia. Kiến nghị các chính sách và thể chế tạo môi trường phát triển ngành. Kêu gọi các bên tham gia cũng như huy động nguồn lực quốc tế và toàn xã hội đầu tư phát triển ngành điều. Ông Huỳnh Anh Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước - kiến nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn nên có chính sách đối với cây điều; hỗ trợ khoa học công nghệ nghiên cứu chuyên sâu hơn đối với cây điều; hỗ trợ về thủy lợi; hỗ trợ cho người nông dân trồng điều.

Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, ngành điều vẫn còn nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, thách thức hiện nay ngành điều vẫn đang gặp thách thức ở cả 3 khu vực: sản xuất, chế biến, tiếp cận thị trường. Nếu 3 khu vực này không đổi mới thì ngành điều sẽ tụt hậu thậm chí sẽ suy giảm. Trong 3 nút thắt, nút thắt lớn nhất là ở khâu tổ chức lại khâu tổ chức sản xuất nguyên liệu. Phải dồn toàn lực cho khu vực này, để làm được điều này, cần có sự vào cuộc quyết liệt từ cơ quan quản lý nhà nước, DN và nông dân.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đề nghị tất cả các tỉnh có cây điều đều phải làm mô hình chuỗi, trong đó, đặc biệt là Bình Phước thủ phủ của cây điều. Đồng thời, đề nghị Cục Trồng trọt rà soát tổng thể toàn bộ phát triển cây điều trên tinh thần thực tiễn và đưa ra những để xuất cụ thể. “Đề nghị Tập đoàn Pan và tỉnh Bình Phước hoàn thiện Đề án mô hình liên kết "4 nhà" trong phát triển vùng điều bền vững tại Bình Phước, bàn kỹ với tỉnh với người dân về giống, mô hình, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu sản phẩm chế biết…” - ông Nguyễn Xuân Cường nói.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu điều

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh