Thứ hai 23/12/2024 14:24

Ngành dệt may phấn đấu 100% người lao động có việc làm

Một trong những mục tiêu Công đoàn Dệt may Việt Nam đặt ra trong năm 2023 là: 100% người lao động có việc làm; giữ vững quan hệ lao động hài hòa…

Nỗ lực vượt khó để tiến về phía trước

Năm 2022, đánh dấu một năm đầy biến động đối với nền kinh tế trong nước và thế giới: Xung đột Nga và Ukraine, khủng hoảng năng lượng, lạm phát toàn cầu, chính sách zezo covid của Trung Quốc, chuỗi cung ứng đứt gãy, tổng cầu giảm mạnh…

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đánh giá cao tinh thần sáng tạo, linh hoạt và quyết tâm đổi mới trong hoạt động của Công đoàn Dệt may Việt Nam

Những tháng đầu năm, ở trong nước dù dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bước sang trạng thái bình thường mới và tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm, song lại gặp nhiều khó khăn 6 tháng cuối năm.

Trong bối cảnh đó, Công đoàn Dệt may Việt Nam đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động. Điều này thể hiện qua kết quả thực tế, lương bình quân của người lao động trong tập đoàn trung bình đạt 9,6 triệu đồng/người/tháng.

Nhiều đơn vị, người lao động không chỉ có thu nhập cao mà còn đáp ứng được các yêu cầu cần thiết, như: Tổng công ty May Hưng Yên - CTCP, thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng; có trường mầm non miễn phí cho con cán bộ công nhân viên; thực hiện tốt phong trào lao động sáng tạo và các hoạt động văn thể mỹ...

Hay Công ty Cổ phần Dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công, thu nhập bình quân của người lao động đạt 11,4 triệu/người/tháng. Đồng thời công ty đã ký lại Thỏa ước lao động tập thể năm 2022 với nhiều nội dung tiến bộ; duy trì tốt các thiết chế cơ sở, mang đến cơ hội thụ hưởng cho toàn bộ người lao động như lớp học ngoại ngữ, phòng tập thể dục, quán cà phê; thành lập Quỹ 10 nghìn đồng màu nhiệm giúp đỡ công nhân lao động khó khăn.

Còn tại Tổng công ty Việt Thắng - CTCP, thu nhập bình quân 10,6 triệu đồng/người/tháng, đồng thời thưởng Tết bình quân 16 triệu đồng/người…

Chia sẻ tại Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023; tôn vinh doanh nghiệp vì người lao động và trao giải thưởng Nguyễn Thị Sen, tổ chức sáng ngày 27/12, lãnh đạo Công đoàn Dệt may Việt Nam cho biết: Trong năm qua, mặc dù gặp không ít khó khăn, thách thức, song với vai trò của mình, công đoàn đã có nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo, triển khai nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa; đồng hành cùng người lao động vượt qua khó khăn.

Có thể kể đến các hoạt động nổi bật, đó là: Chăm lo Tết Nhâm Dần cho người lao động phù hợp với điều kiện dịch bệnh; tổ chức hiệu quả Tháng công nhân - Tháng An toàn vệ sinh lao động với chủ đề “Công nhân Dệt may tiên phong, sáng tạo, trách nhiệm, an toàn, thích ứng”.

Nhiều hoạt động thiết thực được tiến hành như: Phát động thi đua phục hồi sản xuất sau dịch bệnh; tổ chức diễn đàn “Công nhân vì doanh nghiệp - doanh nghiệp vì công nhân”, chương trình “Cảm ơn thành viên”, đối thoại tại nơi làm việc; tặng quà cho 4.385 công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo; xây, sửa 10 mái ấm công đoàn, trang bị các thiết chế cơ sở…; triển khai có hiệu quả Chương trình “1 triệu sáng kiến” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam...

Tham dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đánh giá cao tinh thần sáng tạo, linh hoạt và quyết tâm đổi mới trong hoạt động của Công đoàn Dệt may Việt Nam, nhất là công tác chăm lo cho người lao động, cũng như việc tận dụng tối đa công nghệ thông tin để tuyên truyền các chủ trương, chính sách đến với công đoàn cơ sở và đoàn viên, người lao động.

Cải thiện điều kiện làm việc, chất lượng đời sống người lao động

Năm 2023, ngành dệt may với mục tiêu kiên định: Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh để Tập đoàn Dệt may Việt Nam trở thành một điểm đến cung cấp từ sợi đến sản phẩm may mặc cuối cùng cho các đối tác; thực hiện cam kết về trách nhiệm xã hội, sản xuất xanh; chuyển đổi số và tự động hóa; phát triển nguồn nhân lực và con người đáp ứng các yêu cầu về sản xuất xanh, kinh tế số và giao dịch số…

Theo đó, Tập đoàn cũng như Công đoàn Dệt may Việt Nam thống nhất phát động thi đua năm 2023 với mục tiêu: Tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là cạnh tranh theo chuỗi cung ứng trọn gói trong Tập đoàn. Phấn đấu duy trì mức tăng trưởng như năm 2022, chú trọng chất lượng tăng trưởng thể hiện qua tỷ lệ giá trị gia tăng và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

100% người lao động có việc làm, thu nhập bình quân đạt trên 9 triệu đồng/người/tháng. Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, không để xảy ra cháy nổ, tai nạn lao động gây thiệt hại về người và tài sản. Giữ vững quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ; không để xảy ra đình công hoặc các vụ việc phức tạp nổi cộm…

Để thực hiện tốt mục tiêu, công đoàn đã đưa ra các nhiệm vụ chủ yếu như: Bổ sung, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao trình độ, kỹ năng, nghề nghiệp cho người lao động, đáp ứng các yêu cầu của vị trí việc làm.

Liên tục dự báo và đưa ra giải pháp thích ứng trong điều kiện thị trường bất định, trong đó chú trọng các giải pháp bảo toàn nguồn lực doanh nghiệp vượt qua một năm có nhiều khó khăn, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và tài chính.

Cải thiện điều kiện làm việc, chất lượng đời sống người lao động, tăng cường các phúc lợi tập thể. Phối hợp làm tốt công tác an sinh, xã hội và trách nhiệm cộng đồng.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa dệt may, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật; bồi đắp tình yêu nghề, sự gắn bó hữu cơ, sự chia sẻ đồng hành giữa cá nhân và tổ chức, giữa mọi thành viên trong hệ thống...

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam - nhấn mạnh: Năm 2023 dự báo hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Trên cơ sở mục tiêu phấn đấu, nhiệm vụ chủ yếu... các đơn vị cần đẩy mạnh phong trào thi đua; động viên cán bộ viên chức lao động nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ...

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng chia sẻ: Trong năm 2023, công đoàn ngành cần triển khai Đại hội Công đoàn các cấp thực sự là đợt sinh hoạt chính trị, là ngày hội của đoàn viên, đặc biệt phải là diễn đàn dân chủ. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới...

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Công đoàn

Tin cùng chuyên mục

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024