Thứ hai 23/12/2024 00:16

Ngành dệt may: Có thể tăng trưởng âm

Lần đầu tiên sau nhiều năm, tất cả các mặt hàng xuất khẩu (XK) chính của dệt may Việt Nam tăng trưởng âm, cũng chưa có dấu hiệu nào cho thấy thị trường sẽ ấm trở lại. Theo đó, dự báo XK của ngành trong năm 2020 khó đạt mục tiêu 42 tỷ USD.

Tăng trưởng âm

4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch XK của ngành dệt may Việt Nam giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, hàng may mặc giảm 5,98% so với 4 tháng năm 2019, đạt 8,2 tỷ USD; xơ sợi giảm 11,54%; vải không dệt giảm 22%; nguyên phụ liệu giảm 6%. Đối với nhập khẩu (NK), bông giảm 7,98%; xơ sợi các loại giảm 2,45%; vải giảm 10,99%; nguyên phụ liệu giảm 5,82% so với cùng kỳ 2019.

“Chưa bao giờ tất cả các mặt hàng xuất nhập khẩu (XNK) chính của dệt may Việt Nam đều tăng trưởng âm như vậy” - ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), lo lắng.

Dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2020 tăng trưởng âm

Ông Trương Văn Cẩm cho biết thêm, thiếu thị trường tiêu thụ là điểm khó nhất của dệt may Việt Nam hiện nay và chưa có dấu hiệu cải thiện. “Nhiều đơn hàng đã sản xuất xong, chuyển tới cảng biển lại buộc phải quay về kho do không giao được hàng, DN không gánh được chi phí lưu kho bãi”.

Cuối năm 2019, khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, sản xuất, XK của DN còn tương đối thuận lợi, ngành dệt may đã xây dựng mục tiêu kim ngạch XK năm 2020 đạt 42 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2019. Tuy nhiên, với tác động của dịch bệnh, khả năng năm 2020 ngành sẽ tăng trưởng âm khoảng 5% so với năm trước. Cụ thể, kịch bản sáng nhất của ngành dệt may năm 2020 là sẽ đạt kim ngạch XK khoảng 35 tỷ USD và xấu nhất là 30 tỷ USD.

Điều kiện phục hồi sản xuất

Hiện tại, tình hình dịch bệnh trong nước đã bắt đầu được khống chế, nhịp tiêu dùng từng bước ổn định, cũng là lúc các DN dệt may trong nước tính đến chuyện tái khởi động sản xuất.

Theo ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex): DN dệt may trong nước sẽ tập trung khai thác các thị trường thành viên thuộc Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và tương lai gần là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Các thị trường này không chỉ là giải pháp trước mắt bù đắp cho sự suy giảm từ 2 thị trường truyền thống là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), mà còn là nhân tố trọng điểm để ngành đạt mục tiêu tăng trưởng XK bình quân 6%/năm giai đoạn 2020-2025.

Để chuẩn bị cho quá trình này, Vinatex đã làm việc với các đối tác lớn, như: Uniqlo, H&M, Zara… chuyển nguồn cung nguyên, phụ liệu vào Việt Nam để đáp ứng yêu cầu nguồn gốc xuất xứ từ các FTA. Cũng như tiếp tục làm mặt hàng khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế nhằm duy trì trạng thái sẵn sàng hoạt động bình thường ngay khi thị trường trở lại.

Tuy vậy, ông Lê Tiến Trường cũng nhấn mạnh, để Vinatex cũng như nhiều DN dệt may khác trở lại nhịp sản xuất bình thường cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ và các bộ, ngành. Lãnh đạo Vinatex đề nghị: Với các gói hỗ trợ đã được ban hành, cần có phương pháp thực hiện nhanh, hạn chế các bước xét duyệt thủ công mà dựa trên cơ sở dữ liệu tin cậy đang có. Đồng thời, cần miễn phí bảo hiểm xã hội và công đoàn phí năm 2020 từ tháng 5 đến hết tháng 12 để hỗ trợ DN. Các phương pháp đánh giá của ngân hàng với DN cũng cần hết sức linh hoạt, tạo cơ hội cho DN tiếp cận vốn.

“Riêng với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), đề nghị các bộ, ngành chuẩn bị văn bản hướng dẫn và thông tư nhanh nhất để khi quốc hội phê chuẩn có thể triển khai được ngay, có như vậy DN mới không bị lỡ cơ hội vàng”, ông Trường nói.

Năm 2020, dự kiến hiệu quả hoạt động của ngành dệt may trong nước sẽ giảm khoảng 50%, doanh thu và XK giảm 25%.
Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công