Chủ nhật 22/12/2024 19:10

Ngành dệt may:​​​​​​​ Nguy cơ thiếu việc làm

Đến tháng 5, dự báo sẽ có khoảng 50% lao động dệt may thiếu việc làm, điều này không chỉ khiến ngành thiệt hại vài nghìn tỷ đồng mỗi tháng mà còn tạo hệ lụy xã hội không nhỏ khi có tới 2,8 triệu lao động đang làm việc trong lĩnh vực này.

Nhiều dự báo không tích cực

Ngay từ trung tuần tháng 3 liên tiếp những đơn hàng bị hủy, dừng, tạm ngừng, khiến nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5. Tạm thời chưa nhắc tới vấn đề tài chính, chỉ riêng giữ ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động (NLĐ) đang là vấn đề đau đầu với DN. Ông Lê Tiến Trường - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) - dự báo, nếu tình hình dịch bệnh chưa được cải thiện, ngay trong tháng 4 sẽ có khoảng 30% lao động dệt may thiếu việc làm, sang tháng 5 sẽ là 50%.

Ngành dệt may thu hút 2,8 triệu lao động

Con số này rất đáng lo ngại, bởi như lời Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) - Đào Ngọc Dung đưa ra tại buổi làm việc với Vitas gần đây, ngành dệt may đang thu hút tới 2,8 triệu NLĐ, chưa kể phía sau còn có người thân trong gia đình. Bởi vậy, khó khăn của ngành đang và sẽ tác động tới xã hội.

Ứng phó với tình hình này, DN đã lập tức áp dụng chế độ làm việc linh hoạt, giảm giờ làm xuống còn khoảng 32 - 40 giờ/tuần, làm việc luân phiên. Tiết giảm chi phí, hoãn đầu tư, giảm lương khối gián tiếp tương ứng với công nhân trực tiếp.

Tuy vậy, theo ông Lê Tiến Trường, DN vẫn cần sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ phía Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành. Theo đó, đại diện Vitas kiến nghị: Tạm dừng ngay việc đóng vào Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và kinh phí công đoàn tới tháng 6/2020, hoặc tới tháng 12/2020 tùy theo tình hình thực tế. Trong trường hợp chỉ được dừng đóng BHXH với tỷ lệ nhất định, các cơ quan liên quan nghiên cứu, cho DN áp dụng việc dừng đóng khi thiệt hại thấp chứ không chờ tới mức 50%. Trong vòng 2-3 tháng tới, dùng Quỹ BHTN hỗ trợ DN trả lương ngừng việc cho NLĐ theo tỷ lệ Quỹ BHTN chi 50% hoặc 40%, DN chi trả phần còn lại…

3 phương án hỗ trợ

Trước những kiến nghị liên quan đến nhóm BHXH, Bộ LĐTB&XH đang trình Chính phủ 3 phương án hỗ trợ DN. Cụ thể, phương án 1, theo quy định hiện đang áp dụng: DN có từ 50% số lao động tham gia BHXH buộc bị ngừng việc, không bố trí được việc làm, hoặc bị thiệt hại từ 50% tổng thu nhập do dịch Covid-19 thì được tạm dừng đóng 1 phần Quỹ BHXH. Phương án 2, mở rộng quy định về mức thiệt hại và hỗ trợ: Tùy theo tình hình thiệt hại của DN và tỷ lệ lao động bị ngừng việc tới đâu thì hỗ trợ ở mức bấy nhiêu. Việc hỗ trợ không chỉ căn cứ vào phần trăm số lao động bị ảnh hưởng mà tất cả người bị ảnh hưởng. Đồng thời, không khống chế tỷ lệ thiệt hại trên 50% đối với DN mới được nhận hỗ trợ. Phương án 3, tạm dừng đóng vào quỹ hưu và tử tuất cho tất cả các DN bị ảnh hưởng, NLĐ bị mất việc làm hoặc ngưng việc. Thời hạn tạm dừng có thể kéo dài tới tháng 6. Nếu còn khó khăn thì có thể kéo dài tới tháng 12/2020.

Ngoài 3 phương án trên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng đề xuất, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất cho DN để đóng BHXH và trả lương ngừng việc cho NLĐ.

Trường hợp trong tháng 5, 50% lao động thiếu việc làm sẽ khiến ngành dệt may thiệt hại 5.000 tỷ đồng, nếu tình hình tiếp tục kéo dài, con số thiệt hại sẽ lên tới 3.000 tỷ đồng/tháng.
Bùi Việt
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công