Ngành da giày “tăng tốc”
Hội nhập - Quốc tế Thứ ba, 27/10/2015 - 13:06 Theo dõi Congthuong.vn trên
![]() |
Ảnh minh họa |
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoàn tất đàm phán, bà Phan Thị Thanh Xuân – Tổng Thư ký Hiệp hội Da – Giày - Túi xách Việt Nam- cho biết: Với lợi thế được hưởng ưu đãi thuế quan 0% khi TPP có hiệu lực, ngành Da giày kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, đặc biệt tại thị trường Hoa Kỳ.
Trước cơ hội này, một số DN trong ngành đã chủ động đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu, đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Theo ông Nguyễn Chí Trung - Tổng giám đốc Công ty Giày Gia Định- công ty đã đầu tư, đưa vào khai thác cụm công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu tại tỉnh Bình Dương. Nhờ đó, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm đạt trên 60%, không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất mà còn cung cấp một phần nguyên phụ liệu cho DN khác. Ngoài ra, công ty thực hiện chiến lược mở rộng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ bằng hoạt động tiếp thị, tìm kiếm khách hàng. Năm 2015, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 15-20% so với năm 2014, trong đó 70% xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Ông Nguyễn Hữu Anh - Phó giám đốc Công ty TNHH Phong Châu – chia sẻ: Để đáp ứng quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do, trong đó có TPP, công ty nỗ lực nội địa hóa khoảng 70% nguyên phụ liệu. DN cũng đang đầu tư mạnh cho khâu thiết kế mẫu mã, nghiên cứu thị trường.
Thực tế, nhiều năm qua, ngành Da giày trong nước chỉ tham gia vào khâu gia công trong chuỗi giá trị giày dép toàn cầu, ít DN chủ động đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu. Do đó, dù vốn đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu gần đây tăng cao nhưng vẫn chưa đủ để DN chủ động nguồn nguyên liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ.
TPP sẽ mang lại lợi ích lớn cho ngành Da giày Việt Nam nhưng làm thế nào để tăng trưởng xuất khẩu, đứng vững trên thị trường nội địa trước sức ép cạnh tranh vẫn là “bài toán” khó. Bà Phan Thị Thanh Xuân cho rằng: Để tạo đột phá, đặc biệt trong thu hút đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu, rất cần Chính phủ sớm ban hành nghị định về công nghiệp phụ trợ. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia kinh tế khuyến cáo: DN trong ngành cần khắc phục nhược điểm về chất lượng nhân lực, nâng cao năng suất lao động; áp dụng mô hình quản lý tiên tiến, tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm; tiếp tục chuyển dịch sản xuất về khu vực nông thôn...
9 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam đạt hơn 8,7 tỷ USD, tăng 17,69%. Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn nhất, đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2014. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Châu Âu 2022: Nhiều cơ hội hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp châu Âu tại TP. Hồ Chí Minh

Hàng tồn kho sản xuất trên toàn thế giới đạt kỷ lục 1,8 nghìn tỷ USD

IEA: Châu Âu sẽ phải cắt giảm 30% việc sử dụng khí đốt tự nhiên

Tăng cường quảng bá hình ảnh Việt và hàng hoá Việt tại Bỉ

Hội nghị quán triệt và triển khai Kết luận 12 và Nghị quyết 169 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
Tin cùng chuyên mục

Kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Turkmenistan

Ngân hàng trung ương ở châu Á chi hàng tỷ USD để ngăn đà sụt giảm của đồng nội tệ

Tại sao OPEC không có lời giải về giá dầu cao?

Việt Nam - Cuba: Cần tận dụng tốt hiệp định thương mại song phương

Thị trường trái phiếu Đông Á tăng trưởng chậm lại

Tác động “nhãn tiền” của “Gói Geneva” đối với các nền kinh tế đang phát triển

Vương quốc Anh và EU đạt được thỏa thuận cải cách Hiệp ước Hiến chương Năng lượng

Tuần lễ hàng và ẩm thực Việt Nam tại Anh: Đưa hàng Việt Nam ra thị trường thế giới

Chiến lược mới của EU và liên kết ASEAN ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Xu hướng sử dụng container “thông minh” trên toàn cầu đang bùng nổ

Giải mã nguồn cơn khủng hoảng lương thực ở châu Á

ASEAN và Vương quốc Anh chính thức khởi động quan hệ đối tác đối thoại

Hội nghị hợp tác đa lĩnh vực giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan

Tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

Cơ quan Năng lượng quốc tế ước tính tăng 8% đầu tư vào năng lượng toàn cầu

Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số

Việt Nam - Campuchia: 55 năm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống"

Hiệp định thương mại tự do: Cơ hội để xuất khẩu gỗ sang thị trường Australia

80% các nhà kinh tế coi “lạm phát kèm suy thoái” là rủi ro dài hạn của Mỹ
