Thứ tư 27/11/2024 06:32

Ngành Công Thương Quảng Ninh chủ động tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh xăng dầu

Ngày 10/11, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp về việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tham dự cuộc họp có các cơ quan ban ngành của tỉnh Quảng Ninh và đại diện các công ty, nhà phân phối, cung cấp và cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Đại diện các cơ quan, ban ngành của tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị kinh doanh xăng dầu tại buổi họp

Trước tình hình diễn biến phức tạp của giá xăng dầu thế giới và thị trường bán lẻ xăng dầu trong nước có nhiều biến động. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, các đơn vị kinh doanh xăng dầu cũng gặp nhiều khó khăn về nguồn cung và chi phí kinh doanh.

Nguyên nhân chính được xác định do giá xăng dầu biến động liên tục, nguồn cung bị đứt gẫy; Nguồn hàng dự trữ của các đơn vị đầu mối giảm, cho đó việc phân phối cho các doanh nghiệp bán lẻ trong hệ thống bị chia nhỏ, cấp hàng theo ngày, theo tuần khiến các đơn vị khó tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, chi phí chiết khấu rất thấp, có nhiều thời điểm là 0 đồng và kéo dài, khó khăn cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trong việc duy trì các chi phí kinh doanh.

Tại buổi họp, Các đơn vị đầu mối đến phân phối và bán lẻ đã nêu ra những khó khăn bất cập và đề xuất để việc cung ứng xăng, dầu không bị đứt gãy, gián đoạn. Theo chia sẻ của đại diện một cơ sở bán lẻ xăng dầu, trong hơn 30 năm hoạt động của đơn vị, chưa khi nào việc kinh doanh xăng dầu lại khó khăn như vậy. Có đơn vị đã lỗ hơn 20 tỷ đồng tính từ đầu năm đến nay. Ngoài ra, có đơn vị đã phản ánh về việc khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng để nhập xăng dầu…

Tại Quảng Ninh, do là tỉnh dịch vụ du lịch nên lượng xăng dầu tiêu thụ đã tăng đột biến trong nhiều ngày, đặc biệt trong các dịp lễ, cao điểm du lịch, nên lượng hàng và chủng loại dự trữ lưu thông phân bổ cho địa bàn không đều, nên không cung ứng kịp thời cho các cửa hàng bán lẻ, khiến nguồn cung bị gián đoạn một số thời điểm.

Ngoài ra, còn có cơ sở địa phương chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Trên cơ sở ý kiến, đề xuất của các đơn vị, Sở Công Thương Quảng Ninh đã ghi nhận và tổng hợp gửi đề xuất lên Bộ Công Thương và tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ninh. Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp đặc biệt đối với nguồn hàng và chiết khấu hoa hồng.

Bà Nguyễn Thị Hiền – Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh mong muốn các đơn vị kinh doanh sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với cơ quan ban ngành của tỉnh Quảng Ninh trong việc đảm bảo thị trường xăng dầu hoạt động ổn định

Phát biểu tại buổi họp, bà Nguyễn Thị Hiền – Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh đánh giá: Tỉnh Quảng ninh có mức tiêu thụ xăng dầu rất lớn, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các đơn vị vẫn cam kết duy trì ổn định thị trường.

Dự báo trong 2 tháng cuối năm 2022, nhu cầu sử dụng xăng dầu sẽ tiếp tục tăng cao, chính vì vậy, các đơn vị đầu mối cần chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh cụ thể trong việc đảm bảo lượng cung ứng cho các đại lý phân phối, cửa hàng xăng dầu, không để bị động trước các diễn biến, đảm bảo không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân” – Bà Hiền đề nghị.

Ngoài ra, các thương nhân đầu mối, phân phối xăng dầu giám sát chặt chẽ việc bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của đơn vị trên địa bàn tỉnh đảm bảo việc bán hàng không bị gián đoạn.

Cũng tại buổi họp, đại diện cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu đã thống nhất sẽ lập nhóm Zalo để có thể kết nối thường xuyên, liên tục cập nhật thông tin về điều phối xăng dầu, đảm bảo hoạt động cung cấp, kinh doanh xăng dầu được thông suốt.

Được biết, trước đó, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn có phương án bảo đảm nguồn cung xăng dầu; duy trì việc cung ứng xăng dầu trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp; chỉ đạo các đơn vị chức năng trên địa bàn đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về duy trì bán lẻ xăng dầu tại các cửa hàng xăng dầu theo đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định số 95/2021/NĐ-CP; Chỉ đạo Cục Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường một cách chặt chẽ ở khâu bán lẻ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Quảng Ninh đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường, UBND các địa phương tăng cường giám sát hoạt động tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn, khi phát hiện các cửa hàng hết hàng, dừng bán hàng để có các phương án xử lý, can thiệp kịp thời; có văn bản chỉ đạo các thương nhân kinh doanh xăng dầu chủ động nguồn hàng không để hết hàng, dừng bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ; cửa hàng thuộc hệ thống phân phối của đơn vị.

Ông Phạm Minh Dực - Phó giám đốc Công ty Xăng dầu B12 chia sẻ về kế hoạch cung ứng xăng dầu trong 2 tháng cuối năm 2022 của Công ty.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 5 thương nhân đầu mối, 8 thương nhân phân phối và 114 doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu với 223 cửa hàng bán lẻ. Nhu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tính cho 2 tháng cao điểm cuối năm dự kiến 270.000-300.000m3.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp đầu mối, lượng tồn kho phục vụ nhu cầu kinh doanh và dự trữ cung ứng theo hợp đồng sản xuất lớn dự kiến là 195.000m3. Dự kiến 2 tháng cuối năm nhập thêm 996.000m3, tại 5 đơn vị đầu mối Công ty xăng dầu B12; Công ty TNHH Petro Bình Minh; Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Cái Lân (Pvoil); Công ty TNHH Thuỷ bộ Hải Hà chi nhánh tại Quảng Ninh; Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội (chủ yếu cung cấp cho ngành than). Như vậy, nếu theo đúng kế hoạch, lượng xăng dầu hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, người dân trong tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.

Trước đó, ngày 02/11 và ngày 03/11 đã xảy ra tình trạng thiếu hàng cục bộ tại các cửa hàng bán lẻ huyện Vân Đồn. Nguyên nhân được xác định do đơn vị đầu mối là Công Ty Petro Bình Minh đang tiến hành nhập hàng vào kho, thời gian dự kiến kéo dài 2 ngày (ngày 02/11 và ngày 03/11) nên phải tạm dừng việc cấp hàng qua cảng. Ngay sau đó, Sở Công Thương đã làm việc với Công ty Petro Bình Minh, đến ngày 04/11/2022, Công ty Petro Bình Minh đã cấp đủ hàng cho các đơn vị trên biển.
Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển