Thứ ba 05/11/2024 20:25

Ngành Công Thương Hà Nội: Tiếp tục tập trung thực hiện mục tiêu kép trong năm 2021

Năm 2021 ngành Công Thương Hà Nội đặt mục tiêu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 9% (cao gấp hơn 1,8 lần năm 2020); tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 7-8% (gấp gần 3 lần năm 2020); phấn đấu công nhận 25-28 sản phẩm là sản phẩm công nghiệp chủ lực,… đồng thời, tiếp tục tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế.
Chiều ngày 12/1, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Quản lý nhà nước về Công Thương năm 2020; triển khai kế hoạch năm 2021 của ngành Công Thương thành phố Hà Nội. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tham dự và phát biểu tại Hội nghị.

Đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2021 tăng 5%

Năm 2020 khép lại, ngành Công Thương Hà Nội đã hoàn thành nhiệm vụ kép vừa chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế. Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp - xây dựng năm 2020 tăng 6,39% so với năm trước, đóng góp 1,43% điểm phần trăm vào mức tăng 3,98% GRDP của Thành phố. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2020 trên địa bàn tăng 4,7% so với năm trước, Ttong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,1%; ngành cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 5,4%.

Giá trị tăng thêm nhóm ngành dịch vụ tăng 3,29% đóng góp 2,1 điểm phần trăm vào mức tăng 3,98% GRDP của Thành phố. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ đạt 3.060,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 584,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm trước. Trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 383,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 65,7% và tăng 10%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm 2020 ước tăng 2,67%.

Tính chung giá trị tăng thêm sản xuất công nghiệp và hoạt động bán buôn, bán lẻ đóng góp khoảng 1,5 điểm phần trăm vào mức tăng 3,98% GRDP của Thành phố, chiếm khoảng 38%. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2020 ước đạt 16 tỷ USD tăng 1,8% so với năm trước (năm 2019 tăng 12,8%).

Bà Trần Thị Phương Lan – Phó giám đốc Phụ trách Sở Công Thương Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

Bà Trần Thị Phương Lan – Phó giám đốc Phụ trách Sở Công Thương Hà Nội- cho hay, trong bối cảnh ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 song ngành Công Thương Hà Nội đã cố gắng nỗ lực hết sức tìm ra nhiều giải pháp mang tính đột phá, đóng góp vào thành tích chung của Thành phố thực hiện tốt mục tiêu kép “vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế”. Theo đó, Thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành Chương trình Khuyến mại tập trung, Kế hoạch Kích cầu tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ; khai trương các điểm bán Sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố…

Đồng thời, đã tập trung đề ra các giải pháp hỗ trợ giảm lượng hàng tồn kho, thúc đẩy tăng chỉ tiêu xuất khẩu; tổ chức các sự kiện mới: Made in Việt Nam; Ngày không dùng tiền mặt; Hà Nội đêm không ngủ; Thương mại điện tử xuyên biên giới với Amazon, Alibaba, Google,… Thông tin kịp thời đến các doanh nghiệp về các nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất và một số sản phẩm chống dịch Covid-19 do Bộ Công Thương và Thương vụ Việt Nam tại các nước cung cấp.

Phối hợp với Bộ Công Thương triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại theo hình thức mới trong điều kiện dịch covid-19: Phối hợp tổ chức khóa học trực tuyến (Online) về cam kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (EVFTA); Phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương tổ chức Chương trình giao thương trực tuyến giữa với các doanh nghiệp mua hàng Trung Quốc (Quảng Tây)…

Đáng chú ý, trong công tác phòng chống dịch Covid-19 nhiều nhiệm vụ mới, chưa có tiền lệ xảy ra. Tuy nhiên, với sự nhanh chóng vào cuộc, kết quả đã tham mưu, đưa ra được các giải pháp phù hợp, làm tốt các nhiệm vụ trên giúp cho Thành phố vừa kiểm soát được dịch bệnh vừa phát triển tăng trưởng kinh tế. Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ với 12.359 website/ứng dụng thương mại điện tử đóng góp 8% trong tổng mức bán lẻ của Thành phố, thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp qua sàn TMĐT, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế hình thức mua sắm truyền thống (trực tiếp) trong phòng chống dịch Covid 19....

Đặt nhiệm vụ cho năm 2021, bà Trần Thị Phương Lan cho hay, ngành Công Thương Hà Nội phấn đấu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 9% (cao gấp hơn 1,8 lần năm 2020); kim ngạch xuất khẩu tăng 5% (cao gấp gần 2,8 lần năm 2020); tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 7-8% (gấp gần 3 lần năm 2020); tỷ lệ cụm công nghiệp cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng đạt 95%; phấn đấu khởi công xây dựng 43 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập, trong đó hoàn thành ít nhất 20 cụm công nghiệp; phấn đấu phát triển thêm 3 trung tâm thương mại, 10 siêu thị, 100 cửa hàng tiện lợi, 26 chợ và cải tạo 77 chợ; 30-40 điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP....

Chủ động rà soát các quy hoạch chung của ngành Công Thương với quy hoạch chung của Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Quyền- Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đánh giá cao và biểu dương những thành tích mà Sở Công Thương đã đạt được trong năm 2020, nhất trí với 08 nhiệm vụ giải pháp mà Ngành Công thương đã đề ra trong năm 2021.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền- Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội

Đồng thời, đề nghị Sở Công Thương và toàn ngành cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt việc xây dựng Kế hoạch, thực hiện hiệu quả năm chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” của Thành phố gắn với các chương trình công tác trọng tâm của Thành phố, 10 Chương trình công tác lớn của Thành ủy và các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố giao cho Ngành. Tiếp tục tập trung mục tiêu kép - vừa đảm bảo phòng chống đại dịch Covid- 19, vừa phát triển kinh tế.

Đề nghị Sở phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương, các sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Công Thương gồm: Đẩy mạnh thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp, thương mại; lập Kế hoạch tiến độ cụ thể để tổ chức giao ban, kiểm điểm, quyết liệt đôn đốc các Dự án; đặc biệt là phải đôn đốc các Chủ đầu tư khởi công xây dựng các cụm công nghiệp đã được UBND Thành phố thành lập trong 02 năm qua; tăng cường công tác quản lý nhà nước, chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, đồng thời đẩy mạnh đầu tư, cải tạo, cải thiện hạ tầng kinh tế đồng bộ đối với các cụ công nghiệp, hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền cũng đề nghị Sở Công Thương thực hiện hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước; tham mưu" các giải pháp để tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn. Triển khai hiệu quả các Chương trình phát triển công nghiệp chủ lực, phát triển công nghiệp hỗ trợ, khuyến công trên địa bàn Thành phố; Thúc đẩy phát triển các loại hình thương mại hiện đại, thương mại điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ động rà soát các quy hoạch ngành công thương gắn với quy hoạch xây dựng chung Thủ đô, quy hoạch vùng huyện;…

Ghi nhận ý kiến của Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan cho biết, thời gian tới ngành Công Thương Hà Nội tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa; triển khai có hiệu quả chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy thương mại phát triển nhất là thương mại điện tử, Sở Công Thương sẽ đẩy mạnh hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Thiết lập, củng cố, phát triển, phân bổ hợp lý các kênh phân phối, mạng lưới các loại hình thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại trên địa bàn Thành phố. Phấn đấu phát triển thêm: 3 trung tâm thương mại, 10 siêu thị, 100 cửa hàng tiện lợi, 26 chợ và cải tạo 77 chợ. Tập trung nguồn lực đầu tư công và các nguồn vốn khác để đầu tư xây mới và cải tạo hệ thống chợ… “Năm 2021 ngành Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng 5% (cao gấp gần 2,8 lần năm 2020), để hoàn thành mục tiêu này, trong thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội sẽ theo dõi sát diễn biến dịch Covid-19 và chính sách ứng phó của các quốc gia, đặc biệt là các thị trường trọng yếu như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN từ đó thông tin kịp thời đến doanh nghiệp và có biện pháp thích hợp trong việc tìm thị trường đầu ra cho hàng hóa xuất khẩu”, bà Lan nói.

Cũng tại Hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Quyền đã trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Sở Công Thương Hà Nội; trao bằng khen của UBND TP tặng cho các tập thể và cá nhân của Sở Công Thương.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền- Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Sở Công Thương Hà Nội
Ông Nguyễn Mạnh Quyền- Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội trao bằng khen của UBND TP tặng cho các tập thể và cá nhân của Sở Công Thương.
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Lào Cai họp bàn phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng 'rốn lũ' Mẹ Suốt

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ