Thứ hai 25/11/2024 04:20

Ngành cá tra: Đến lúc không thể “mạnh ai nấy làm”

Sau năm 2018 đạt kết quả ấn tượng, năm 2019, ngành cá tra đối diện với sự sụt giảm mạnh cả về giá nguyên liệu, sản lượng, diện tích nuôi và kim ngạch xuất khẩu.

Theo dự báo của Hiệp hội Cá tra Việt Nam, năm 2019 kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt khoảng 2 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2018. Tính đến cuối tháng 10/2019, kim ngạch xuất khẩu cá tra mới đạt trên 1,6 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng với sự sụt giảm về kim ngạch, diện tích nuôi mới từ đầu năm đến hết tháng 11/2019 đạt 3.448 héc ta, giảm 5% so với cùng kỳ; giá cá tra nguyên liệu những tháng đầu năm 2019 đã liên tục sụt giảm và hiện chỉ còn dao động ở mức trên dưới 20.000 đồng/kg (thấp hơn nhiều so với mức giá 30.000 đồng/kg năm 2018). Nguyên nhân giá giảm là do kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, đặc biệt là xuất khẩu sang 2 thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc.

Trước đây, Trung Quốc cho phép nhập khẩu tiểu ngạch nên cá tra Việt Nam đã xuất khẩu nhiều sang thị trường này. Tuy nhiên, năm nay Trung Quốc siết chặt nhập khẩu, yêu cầu hàng phải xuất chính ngạch cùng những tiêu chuẩn không thấp hơn các nước khu vực châu Âu khiến xuất khẩu cá tra gặp khó. Cá tra Việt cũng gặp nhiều rào cản về kỹ thuật và thương mại từ thị trường Mỹ. Chưa kể, thị trường này còn muốn đa dạng hóa nguồn cung từ nhiều thị trường khác.

Một số chuyên gia đánh giá, điểm nghẽn lớn nhất của ngành nuôi, chế biến, XK cá tra hiện nay là thiếu sự liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp (DN), giữa các DN với nhau và cả liên kết vùng. Ngành cá tra vẫn hoạt động theo kiểu “mạnh ai nấy làm” nên không thể kiểm soát được sản lượng, dẫn đến dư thừa khi có biến động.

Sự cạnh tranh trên thị trường cá tra ngày càng khốc liệt khi Trung Quốc, Ấn Độ đều đầu tư công nghệ cao để chủ động nuôi cá tra. Cùng với đó, tiêu chuẩn nhập khẩu cá tra của Trung Quốc đến nay không khác tiêu chuẩn của Mỹ hay EU là mấy. Vì vậy, để phát triển ổn định, giữ vững thị trường, các chuyên gia cho rằng, không còn cách nào khác, các DN phải đổi mới công nghệ, quản trị DN tốt, không chạy theo sản lượng mà nâng cao chất lượng. Ngoài ra, mấu chốt vấn đề vẫn là đẩy mạnh nuôi trồng có sự liên kết chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể truy xuất được nguồn gốc, từ đó giúp sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc