Thứ tư 06/11/2024 07:22

Ngân hàng Việt có nhiều cơ hội hợp tác với doanh nghiệp FDI

Các ngân hàng Việt đã đầu tư nguồn lực, công nghệ, chính sách phù hợp cho phân khúc FDI nhằm đồng hành lâu dài cùng sự phát triển của các doanh nghiệp này.

Chia sẻ tại Hội thảo “Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024” do CafeF tổ chức sáng nay, ông Ngô Tấn Long - Phó Tổng giám đốc Phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết, trong khi khu vực châu Á đang chứng kiến sự sụt giảm nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các quốc gia lớn như: Trung Quốc giảm 6%, Ấn Độ giảm 47% và khu vực ASEAN giảm 16% thì Việt Nam lại là một ngoại lệ với mức tăng 32% với tổng vốn đăng ký hơn 36 tỷ USD trong đó trên 3.100 dự án FDI mới. Lũy kế đến hiện tại có đến hơn 49.000 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt nam.

Ngân hàng Việt đủ sức phục hợp tác với doanh nghiệp FDI

Ông Long nhận định, với nhu cầu đa dạng hoá chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất đa quốc gia, nền tảng kinh tế chính trị xã hội ổn định, lao động có trình độ năng lực thì dự kiến vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong 2024 sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực.

“Với những con số ấn tượng trên cho thấy, các ngân hàng Việt sẽ có nhiều cơ hội hơn để đồng hành cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng đối với các doanh nghiệp FDI”, Phó tổng ACB nhấn mạnh. Đồng thời ông cho biết: “Khi nói về ngân hàng phục vụ cho FDI thì chúng ta thường nghĩ ngay đến việc các ngân hàng ngoại, các ngân hàng đến từ các quốc gia của FDI sẽ là các ngân hàng phục vụ. Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng Việt cũng đã đầu tư nguồn lực, công nghệ cũng như các chính sách phù hợp cho phân khúc FDI nhằm đồng hành lâu dài cùng sự phát triển của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”, ông Long khẳng định.

Theo Phó Tổng giám đốc ACB, đối với nhóm doanh nghiệp FDI quy mô vừa, có doanh thu từ 50 triệu USD/năm trở xuống có địa bàn hoạt động trải dài nhiều tỉnh thành sẽ rất phù hợp khi có mối quan hệ hợp tác với ngân hàng Việt.

“Với lợi thế am hiểu địa bàn, thị trường, văn hóa, con người Việt Nam và mạng lưới hoạt động rộng thì các ngân hàng nội đang dần trở thành đối tác tin cậy của doanh nghiệp FDI khi đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam”, ông Long nói.

Ngân hàng Việt sẽ có nhiều cơ hội để đồng hành cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng đối với các doanh nghiệp FDI

Đối với ACB, hiện đang có số lượng khách hàng doanh nghiệp giao dịch lớn sẽ giúp kết nối tốt giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước nhiều ngành nghề.

“ACB đã sớm nắm bắt xu thế cũng như cập nhật các chính sách của Nhà nước và Chính phủ đối với các doanh nghiệp. Chúng tôi nhận thức vai trò ngày càng tăng của nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp FDI đối với sự phát triển của Việt Nam, xác định khách hàng doanh nghiệp FDI là một phân khúc khách hàng quan trọng trong nền khách hàng của ACB”, Phó tổng ACB cho hay.

Lãnh đạo nhà băng cho biết thêm, tính đến cuối 2023, ACB cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho gần 1,2 ngàn khách hàng FDI đến từ nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, các nước EU như: Pháp, Đức… ACB cũng cung ứng đầy đủ các dịch vụ đối với FDI như thanh toán trong nước, quốc tế, giao dịch ngoại tệ, dịch vụ bảo hiểm tỷ giá như: Hợp đồng hoán đổi 2 đồng tiền CCS (Cross Currency Basis Swap), cấp tín dụng (tài trợ thương mại, tài trợ dự án, bảo lãnh)…

Đối với hoạt động cấp tín dụng, ACB thiết kế chính sách tín dụng riêng, lãi suất vay hấp dẫn phù hợp đặc thù khách hàng FDI kinh doanh chưa có lợi nhuận trong giai đoạn đầu tham gia hoạt động tại Việt Nam, sử dụng nhiều vốn vay từ Công ty mẹ dẫn đến hệ số nợ vay cao hoặc mất cân đối vốn ngắn hạn.

“Tại mỗi giai đoạn phát triển của một doanh nghiệp FDI khi đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam, ACB đã thiết kế các gói sản phẩm nhắm vào nhu cầu trọng yếu kèm các tiện ích nhằm phục vụ quản trị chi phí hiệu quả, tối đa nhu cầu tài chính ngân hàng của FDI với gói AFDI được thiết kế dựa trên các ưu đãi ngày càng gia tăng theo nhu cầu sử dụng sản phẩm ngân hàng và giai đoạn phát triển của khách hàng”, ông Long nói.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng