Chủ nhật 29/12/2024 05:11

Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến dự thảo hướng dẫn giao dịch ngoại tệ

Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng trong 3 tháng nếu tổ chức tín dụng gửi báo cáo không đúng thời hạn hoặc không đúng nội dung.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thay thế Thông tư số 02/2012/TT-NHNN.

Ảnh minh họa. (Nguồn: CTV/Vietnam+)

Dự thảo này bao gồm 5 chương, 22 điều, phạm vi điều chỉnh là giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước. Chỉ các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mới được tham gia giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước.

Thông tư quy định, Ngân hàng Nhà nước giao dịch mua, bán Đồng Việt Nam và đôla Mỹ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp thực hiện giao dịch Đồng Việt Nam và loại ngoại tệ khác, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ. Tỷ giá mua, bán của từng loại hình giao dịch, giá mua quyền chọn mua, bán ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước quyết định và thông báo cho tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng bằng các loại hình giao dịch: Giao dịch ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn và các loại hình giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ. Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn tối đa là 365 ngày kể từ ngày giao dịch.

Thanh toán cho giao dịch ngoại tệ phải được thực hiện theo hướng dẫn thanh toán chuẩn do tổ chức tín dụng đăng ký với Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp thanh toán chậm so với thỏa thuận giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng, bên thanh toán chậm phải chịu phạt. Nếu bằng đồng ngoại tệ, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất do ngân hàng đại lý thanh toán của bên bị thanh toán chậm áp dụng trên tài khoản thanh toán chuẩn nhận ngoại tệ tại thời điểm phát sinh tính trên số tiền và số ngày chậm trả. Nếu bằng Đồng Việt Nam, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm phát sinh thanh toán chậm tính trên số tiền và số ngày chậm trả.

Tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tình hình giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng khác theo quy định chế độ báo cáo hiện hành của Ngân hàng Nhà nước nếu không sử dụng hệ thống giao dịch của Refinitiv. Nếu sử dụng hệ thống giao dịch của Refinitiv, thực hiện báo cáo theo quy trình hướng dẫn báo cáo giao dịch ngoại tệ qua hệ thống giao dịch của Refinitiv do Ngân hàng Nhà nước ban hành: Báo cáo trong vòng 15 phút nếu giao dịch trên hệ thống và báo cáo trong vòng 45 phút nếu giao dịch ngoài hệ thống.

Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng trong 3 tháng nếu tổ chức tín dụng gửi báo cáo không đúng thời hạn hoặc không đúng nội dung; không gửi báo cáo theo quy định từ 3 lần trở lên trong 1 quý.

Thông tư cũng quy định, tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt, bị thu hẹp hoặc đình chỉ hoạt động giao dịch ngoại hối theo kết luận, thông báo của Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) sẽ bị tạm ngừng giao dịch ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nước hủy quan hệ giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng nếu tổ chức tín dụng bị thu hồi giấy phép theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng; có những vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động ngoại hối theo kết luận, thông báo của Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)./.

Theo Ngân hàng Nhà nước, lý do phải ban hành Thông tư này là do khoản 3 Điều 18 Thông tư số 02 quy định: “Trong trường hợp thanh toán chậm… bên thanh toán chậm sẽ chịu mức phạt như sau: a) Nếu bằng ngoại tệ, mức phạt tối đa 150% lãi suất LIBOR 01 tuần của đồng tiền thanh toán tại ngày phát sinh thanh toán chậm tính trên số tiền và số ngày trả chậm.” Tuy nhiên, theo thông báo của Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính Anh (FCA), lãi suất LIBOR tham chiếu nói trên chỉ được công bố đến hết năm 2021. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần phải nghiên cứu, điều chỉnh nội dung này.

Thông tư số 02 đã được ban hành và triển khai trong 8 năm qua và được sửa đổi bổ sung một số lần. Đến nay, nhiều nội dung tại Thông tư cần được sửa đổi bổ sung để phù hợp với các văn bản liên quan được ban hành hoặc sửa đổi và để phù hợp với sự thay đổi của thị trường.

www.vietnamplus.vn
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác tình trạng kẻ gian phá máy ATM để chiếm đoạt tiền ngân hàng

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Từ 1/1/2025, dừng giao dịch ngân hàng trực tuyến nếu chưa xác thực sinh trắc học

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Sẽ có 5 ngân hàng được nới room tín dụng?

VietinBank được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất

Không giới hạn số lần cơ cấu lại nợ cho khách hàng ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Tân Tổng Giám đốc 8X của PGBank là ai?

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất trong năm 2025?

Ngân hàng Techcombank tham gia vào kỷ nguyên đầu tư mới

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Techcombank lập 'hat-trick' giải thưởng quốc tế với giải pháp quản trị nguồn vốn C-Cash