Thứ sáu 09/05/2025 22:59

Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,5% lãi suất điều hành: Chuyên gia nói gì?

Các chuyên gia kinh tế đã có nhận định tích cực xung quanh quyết định giảm tiếp 0,5% lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Từ hôm nay 25/5, các lãi suất điều hành giảm thêm 0,5%/năm theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước.

Theo chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), mục đích giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước lần này nhằm giảm lãi suất huy động từ các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, từ đó thúc đẩy nền kinh tế đẩy nhanh tăng trưởng.

"Hy vọng từ nay đến cuối năm, nền kinh tế có thể tăng trưởng tốt hơn khi lãi suất giảm đi", ông Thịnh nói.

Vẫn theo chuyên gia, nền kinh tế thời gian qua đã có sự hồi phục, lạm phát được kiểm soát tốt, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh nên việc giảm lãi suất điều hành cũng là điều bình thường để thúc đẩy tăng trưởng.

"Thực tế, việc giảm lãi suất đã được đề xuất từ trước đó, nhằm tạo tiền đề để các ngân hàng thương mại có điều kiện giảm lãi suất huy động cũng như cho vay ra nền kinh tế", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Từ hôm nay 25/5, các lãi suất điều hành giảm thêm 0,5%/năm

Đồng quan điểm, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả (Bộ Tài chính), đánh giá: việc giảm lãi suất điều hành là một trong những cơ sở quan trọng để tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất huy động và cho vay, qua đó giảm chi phí vốn cho khách hàng, góp phần hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

"Đây là động thái phù hợp của Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế phục hồi tăng trưởng", ông Long đánh giá.

Trước đó, ngày 23/5, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định giảm tiếp các mức lãi suất điều hành. Cụ thể, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5%/năm.

Ngoài ra, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm.

Riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.

Thái Bình
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Từng bước gỡ 'mạng nhện sở hữu chéo' trong hệ thống ngân hàng

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống