Thứ tư 07/05/2025 06:37

Ngân hàng Nhà nước: Cân bằng giữa tỷ giá và lãi suất

Ngày 8/4, thị trường ngoại tệ Việt Nam chứng kiến biến động mạnh mẽ, khi tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại vượt mốc 26.000 đồng, lập kỷ lục cao nhất.

Đây được xem là tín hiệu cho thấy áp lực tỷ giá đang hiện hữu rõ ràng hơn bao giờ hết, trong bối cảnh đồng USD quốc tế duy trì đà tăng và nhu cầu ngoại tệ trong nước gia tăng.

Diễn biến thị trường cho thấy, tỷ giá trung tâm tăng nhẹ, nhưng mặt bằng thị trường chính thức "nhảy vọt”, cao nhất từ trước tới nay. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáng 8/4 công bố tỷ giá trung tâm ở mức 24.898 đồng/USD, tăng 12 đồng so với phiên trước. Dù mức tăng không quá lớn, nhưng biên độ +/-5% cho phép các ngân hàng thương mại giao dịch trong khoảng từ 23.653 – 26.143 đồng/USD, mở rộng không gian để tỷ giá vọt lên sát mức trần.

Các dự báo cho thấy, tỷ giá USD/VND có thể biến động trong thời gian tới

Bám theo tỷ giá trung tâm, các ngân hàng đồng loạt tăng mạnh tỷ giá xác lập mức cao nhất lịch sử. Cụ thể, tỷ giá mua vào - bán ra tại một số ngân hàng như sau: Vietcombank niêm yết tỷ giá 25.730 – 26.120 đồng/USD, tăng hơn 160 đồng chỉ trong một phiên; BIDV công bố mức 25.750 – 26.110 đồng/USD, tăng tương tự; Eximbank: giao dịch ở mức 25.730 – 26.100 đồng/USD; Techcombank: niêm yết 25.770 – 26.120 đồng (chuyển khoản) và 25.736 – 26.141 đồng (tiền mặt).

Tính từ đầu tháng 4 đến nay, tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 1,1% còn so với đầu năm, tỷ giá USD tại ngân hàng đã tăng khoảng 550 đồng, tương đương 2,2%, cho thấy đà tăng không hề nhỏ và đang có xu hướng tiếp diễn.

Điều đáng nói là mức tăng tỷ giá trên thị trường tự do không còn chênh lệch đáng kể với thị trường chính thức. Khảo sát sáng cùng ngày cho thấy, giá USD trên thị trường "chợ đen" phổ biến ở mức 26.100 đồng (mua vào) và 26.200 đồng (bán ra), gần như ngang ngửa với mức cao nhất tại các ngân hàng. So với tuần trước, giá USD trên thị trường tự do tăng thêm 20 - 50 đồng/USD, còn nếu tính từ cuối tuần trước thì đã vọt lên 250 - 300 đồng chỉ trong vài ngày.

Diễn biến tăng tỷ giá những ngày gần đây là do tác động từ thế giới và nhu cầu trong nước. Theo đó, biến động của đồng USD thế giới tăng do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) duy trì lãi suất cao trong thời gian dài. Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam, nhu cầu ngoại tệ tăng cao từ nhập khẩu, thanh toán quốc tế những tháng đầu năm, cộng thêm tâm lý găm giữ USD, chờ tỷ giá lên cao hơn của doanh nghiệp và cá nhân.

Trước diễn biến của tỷ giá được cho là khá phức tạp từ đầu tháng 4 đến nay, đại diện Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, thực tế này đặt ra áp lực lớn, đòi hỏi sự cân bằng trong việc điều hành tỷ giá và lãi suất, nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường để điều hành các công cụ, giải pháp với thời điểm và liều lượng hợp lý, đặc biệt cân nhắc hài hoà mục tiêu song hành là giảm lãi suất và ổn định tỷ giá.

Duy Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỷ giá USD/VND

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

SeAMobile nhận xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

HDBank lãi 5.350 tỷ, khởi động mô hình tập đoàn tài chính

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?