Chủ nhật 20/04/2025 08:56

Nga công bố chiến lược mở rộng quy mô điện hạt nhân

Trong 10-15 năm tới, Nga sẽ thiết lập 8 khu vực mang quy chế khu vực năng lượng nguyên tử nhằm mở rộng quy mô của hệ thống điện hạt nhân.

Người đứng đầu tập đoàn năng lượng nguyên tử Rosatom, Aleksey Likhachev, trong buổi phát biểu trên kênh truyền hình Rossia-24, đã công bố chiến lược mở rộng năng lượng hạt nhân đến nhiều khu vực mới của Nga.

Theo ông, trong 10-15 năm tới, Nga sẽ thiết lập 8 khu vực mang quy chế khu vực năng lượng nguyên tử. Những khu vực này bao gồm miền Trung, miền Nam, vùng núi Ural, cửa ngõ vùng Sibiri và Viễn Đông. Bên cạnh đó, Rosatom còn dự kiến xây dựng 3 nhà máy điện nguyên tử có công suất nhỏ dao động từ 10-110 đến 424 Megawatt.

Nhà máy điện hạt nhân Rostov nằm ở rìa hồ chứa Tsimlyansk, Nga. Ảnh: NS Energy

Ông Likhachev đã nhấn mạnh tính đổi mới của chiến lược này, đồng thời khẳng định rằng những nhà máy điện hạt nhân mới không chỉ nhằm thay thế công suất cũ mà còn để gia tăng sản lượng điện tại các khu vực. Đặc biệt, ở những vùng xa xôi như Bắc Cực và Murmansk, cơ sở hạ tầng năng lượng hạt nhân đóng vai trò chiến lược quan trọng, bởi đây là những khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, mà hiệu quả khai thác phụ thuộc trực tiếp vào các nhà máy điện.

Bên cạnh đó, Tổng thống Vladimir Putin nhiều lần khẳng định vai trò quan trọng của ngành khai khoáng đối với an ninh quốc gia và tăng trưởng kinh tế.

Năng lượng nguyên tử là một trong những hướng đi quan trọng trong chiến lược đổi mới hệ thống năng lượng của Liên bang Nga. Việc xây dựng các nhà máy mới không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu năng lượng mà còn tạo ra hàng nghìn việc làm, nâng cao mức sống tại các khu vực, thu hút đầu tư, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và gia tăng khả năng cạnh tranh của Nga trên thị trường năng lượng thế giới.

Hướng đến năm 2042, Nga đặt mục tiêu nhà máy điện nguyên tử chiếm 15,3% tổng số nhà máy điện, tỷ lệ sản xuất điện hạt nhân tăng từ 18,9% lên 23,5%, với sản lượng điện đạt 28 gigawatt, theo lời của Tổng Giám Đốc Rosatom.

Trước đây, Rosatom chủ yếu tập trung vào các dự án quốc tế tại Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Ai Cập, Belarus... Tuy nhiên, chiến lược mới được công bố cho thấy một hướng đi chuyển dần sang phát triển thị trường trong nước.

Đại diện hợp tác quốc tế của Điện Kremlin trong lĩnh vực phát triển bền vững, Boris Titov, từng tuyên bố Nga đang dần trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Nhu cầu năng lượng hạt nhân toàn cầu đang gia tăng nhờ nhu cầu của các quốc gia đang phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ Nhân tạo.

Trần Đình
Bài viết cùng chủ đề: Liên bang Nga

Tin cùng chuyên mục

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Cà Mau: Từ chỉ số FTA Index đến tư duy hành động

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ tham gia kết nối thị trường

FTA: Cú hích tăng tốc cho Hàn Quốc, Nhật Bản - Việt Nam đã sẵn sàng?

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/4: Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/4: Lính Ukraine tháo lui ở Kursk

Khai thác hiệu quả FTA: ‘Chìa khoá’ để doanh nghiệp vượt sóng

Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/4: Lính đánh thuê Ukraine thương vong

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/4: Trinh sát Ukraine tử nạn ở Belgorod

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 16/4: Nga siết vây lính Ukraine ở Kursk

Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams

Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian

GDP quý I của Trung Quốc tăng 5,4%, vượt kỳ vọng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/4: Nga đánh sâu vào Donetsk, Ukraine rút lui khỏi Yampolovka

Động đất ở Myanmar: Du lịch Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng sao?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 15/4: Nga bắt giữ lính tinh nhuệ Ukraine

Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian