Thứ ba 26/11/2024 14:41

Nắng, nóng và…quá tải!

Hà Nội và nhiều địa phương khác ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ đã và đang trải qua những ngày nắng, nóng trên diện rộng đầu tiên của mùa hè 2013. Tuy nhiên cái nóng đã gay gắt ngoài dự tính, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt.

Siêu thị điện máy có nhiều khuyến mại cho khách mua điều hòa

 - Mất điện do quá tải

Giải thích về tình trạng mất điện đột ngột trên địa bàn Hà Nội những ngày gần đây, lãnh đạo Tổng công ty Điện lực TP.Hà Nội (EVN Hà Nội) cho biết, chủ trương là khi thời tiết co nhiệt độ từ 36OC trở lên sẽ không cắt điện sửa chữa (dù đã lập lịch đăng ký cắt điện, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng). Đồng thời, lập kế hoạch bố trí lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên trực đảm bảo điện, đặc biệt vào những giờ cao điểm tối, đảm bảo đủ lực lượng, vật tư, thiết bị sẵn sàng xử lý kịp thời những sự cố có thể xảy ra. Các đơn vị phải chú ý công tác an toàn, tuyệt đối không để xảy ra tai nạn lao động.

Tuy nhiên, do nắng nóng bất thường nên phụ tải sử dụng điện tăng đột biến. Ngày 12/5/2013, sản lượng điện năng tiêu thụ toàn thành phố là 30.581 MWh, công suất đỉnh lúc cao nhất đạt 1.720 MW. Ngày 13/5/2013, sản lượng điện tiêu thụ lên tới 37.484 MWh, công suất đỉnh cao nhất đạt 1.967 MW. Ngày 14/5/2013, sản lượng điện tiêu thụ 41.509 MWh, công suất đỉnh cao nhất lên tới 2.067MW. Ngày 16/5, sản lượng tiêu thụ vọt lên 48.800 MWh, công suất đỉnh cao nhất là 2301 MW (ngày nóng nhất của năm 2012 chỉ tiêu thụ 43.500 MWh).

Trong khi đó, rất nhiều trạm biến áp (TBA) 110kV, các lộ đường dây 110kV trên địa bàn Hà Nội đang đầy tải hoặc quá tải nên khi quá nhiều người sử dụng các thiết bị điều hòa, quạt mát đã dẫn đến quá tải bị chập chờn hoặc nhảy aptomat. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở khu vực Thanh Xuân, Cầu Giấy, Từ Liêm, Tây Hồ. EVN Hà Nội đã chỉ đạo các công ty điện lực lập phương án cấp điện linh hoạt và hợp lý, hạn chế việc gián đoạn cấp điện do quá tải. Có phương án khắc phục ngay đối với các khu vực, các trạm biến áp, các đường dây bị quá tải. Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời những khu vực có nguy cơ quá tải và có phương án xử lý ngay. Tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chống quá tải để đưa vào vận hành.

Theo dự báo, những ngày tới thời tiết tiếp tục còn nắng, nóng kéo dài, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện tăng cao. EVN Hà Nội khuyến cáo khách hàng hạn chế sử dụng các thiết bị điện cùng một lúc vào giờ cao điểm, góp phần cùng tổng công ty đảm bảo cung cấp điện an toàn và liên tục trên địa bàn Thủ đô.

 “Nóng” thị trường “máy lạnh”

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, tại các cửa hàng, trung tâm điện máy, sản phẩm máy lạnh, quạt điện nhu cầu tiêu thụ tăng đột biến.

Anh Lê Hải Anh - phòng kinh doanh tổng hợp, siêu thị điện máy Nguyễn Kim - cho hay, chỉ trong 3,4 ngày nắng nóng cao điểm, hệ thống siêu thị này đã bán ra khoảng 300 bộ máy lạnh mỗi ngày, đó là chưa kể các loại quạt làm mát, quạt tích điện. Đội ngũ vận chuyển, lắp đặt cũng được tăng cường, làm việc liên tục nhưng không thể phục vụ hết yêu cầu của khách hàng. Có khi phải đợi 2-3 ngày sau khi mua hàng mới có thể tới lượt lắp đặt.

Chị Nguyễn Mai Xuân - phụ trách kinh doanh điện máy Hải Tàu - cho biết, số lượng máy lạnh và quạt bán ra trong mấy ngày nắng, nóng đã tăng khoảng 30% so với năm trước, do có nguồn hàng tốt nên giá cả của đơn vị này cũng chưa điều chỉnh tăng.

Các trung tâm, siêu thị điện máy đua nhau đưa các chương trình khuyến mại như miễn phí vận chuyển, lắp đặt, tăng thời gian bảo hành và nhiều quà giá trị khác…

Tại các cửa hàng trên phố Quang Trung, giá bán các loại máy lạnh tăng khoảng 10% - 20% so với năm ngoái. Theo chị Nguyễn Thị Bắc - nhân viên bán hàng cho một đại lý, với loại máy nhỏ từ 9.000-12.000 BTU tăng khoảng 100.000 đ/chiếc, máy lớn từ 18.000-24.000 BTU trở lên, giá tăng khoảng 200.000 đ/chiếc.

Theo quan sát của phóng viên, ngoài sản phẩm máy điều hòa nhiệt độ, thì các loại quạt tích điện, quạt hơi nước, quạt thổi đá cũng được người tiêu dùng quan tâm, nhất là những người cao tuổi hoặc gia đình có trẻ con. Anh Nguyễn Văn Bình (phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm) cho biết, 2 ngày vừa qua khu phố liên tục bị cắt điện, mỗi lần 3-4 giờ khiến sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Thời tiết nóng, trẻ con và người già không chịu được nên cũng mua thêm vài cái quạt sạc cho yên tâm. Đối với loại quạt truyền thống, người bán hàng luôn khuyên dùng của Điện cơ Hà Nội vì chất lượng tốt, giá cả lại phải chăng. Bác Trần Thanh Lương (phố Đội Cấn) chia sẻ: “Giá cả chênh nhau giữa cửa hàng bên ngoài và siêu thị điện máy không đáng kể, nhưng mua ở siêu thị điện máy yên tâm hơn, nhất là khâu bảo hành”.

Dịch vụ giải khát hút khách

Tại chợ Kim Liên (quận Đống Đa), trái chanh tươi tăng giá lên 40.000- 45.000 đồng/kg, cam tươi lên 60.000 đồng/kg. Đá cây, đá viên là mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong những ngày này, thời điểm trước đó 10.000 đồng/túi nay lên 20.000 đồng/túi mà vẫn “cháy” hàng. Vệ sinh an toàn thực phẩm cho mặt hàng này cũng đáng báo động, bởi đá sạch không đủ cung cấp nên người bán buộc phải nhập đá cây.

Chị Thuần - cửa hàng đại lý bánh kẹo phố Kim Ngưu - vừa luôn tay bán hàng, vừa nói: “Lượng bia lon, nước ngọt, sữa tươi, kem bán rất chạy. Giá bán ổn định”.

Nhiều quán cà phê máy lạnh, cơm trưa văn phòng, lượng khách tăng vọt. Anh Thắng - quản lý của cà phê Lộc Vừng trên phố Đặng Văn Ngữ cho biết: “Mặc dù giá trái cây và đá sạch có tăng nhưng cửa hàng không tăng giá. Từ đầu những ngày nắng nóng đến nay, lượng khách tăng gấp đôi, nhất là buổi tối. Vì vậy cửa hàng mở phục vụ đến tận đêm khuya”.

Các quán trà đá, trà chanh, nước mía… “đắt sô” nhất vì giá bình dân. Do giá nguyên liệu đầu vào tăng nên giá bán cũng tăng: một cốc trà chanh ngày thường giá 10.000 đồng nay tăng lên 12.000 đồng. Các mặt hàng giải nhiệt khác như đá me, sấu đá cũng được nhiều khách lựa chọn. Trà đá vỉa hè lúc nào cũng tấp nập khách. Có nơi lên tới 5.000 đồng/cốc, bình quân giữ giá 3.000 đồng/cốc. Nhiều khu vực bị cắt điện thường xuyên như Mỹ Đình, các quán trà đá vỉa hè còn bán hàng cả đêm.

Nhóm Phóng viên (thực hiện)

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần