Thứ ba 05/11/2024 12:27

Nâng cao thương hiệu du lịch quốc gia

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương nhanh chóng khắc phục hạn chế, nâng cao hình ảnh, thương hiệu du lịch quốc gia.
Sapa - thành phố trong sương

Trong năm 2016, với sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương, du lịch Việt Nam đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các chỉ tiêu về lượng khách du lịch quốc tế, nội địa và tổng thu từ khách du lịch duy trì được mức tăng trưởng tích cực, ngành du lịch hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng được giao. Tuy nhiên, trong thời gian qua, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành khá đầy đủ, đồng bộ, thường xuyên cập nhật, đổi mới các cơ chế chính sách cho phát triển du lịch nhưng việc tổ chức thực hiện, của cả cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, người làm du lịch chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao, chưa tạo được sự cộng hưởng, lan tỏa, tạo động lực phát triển mạnh mẽ du lịch Việt Nam.

Để thúc đẩy du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch thống nhất giao các Bộ, ngành, địa phương tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch và kiểm soát chặt chẽ chất lượng dịch vụ; cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương phải chịu trách nhiệm toàn diện, trực tiếp về công tác quản lý hoạt động du lịch trong cả nước và ở địa phương.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương ban hành, hướng dẫn thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch; nâng cấp Cổng thông tin điện tử Du lịch Việt Nam; tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác thống kê theo phương pháp tài khoản vệ tinh du lịch đã được thống nhất với ngành thống kê; định kỳ báo cáo kết quả phục vụ công tác chỉ đạo sát với tình hình thực tiễn; tập trung nghiên cứu xây dựng chuỗi giá trị và sản phẩm du lịch, kết nối các điểm đến du lịch, kết nối các doanh nghiệp du lịch...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất việc tăng nguồn đầu tư cho các hoạt động trong lĩnh vực du lịch như hỗ trợ cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá du lịch, phát triển sản phẩm du lịch; phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong việc triển khai các quy định ưu đãi về đầu tư đối với các khu, điểm du lịch quốc gia, đầu tư phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng để từng bước hình thành mạng lưới các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

Bộ Tài chính khẩn trương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; xem xét điều chỉnh tăng mức kinh phí cho hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong năm 2017 để tăng cường công tác xúc tiến vào những thị trường trọng điểm nhằm đạt mục tiêu thu hút khách quốc tế giai đoạn 2017 - 2020.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực, chủ động tham gia Kế hoạch chỉ đạo phối hợp triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; chỉ đạo các lực lượng chức năng địa phương kiên quyết xử lý không để tiếp diễn các hành vi xâm hại khách du lịch, tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức văn minh lịch sự, khuyến khích người dân tham gia bảo vệ, khai thác, phát huy giá trị tài nguyên, phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng.

ĐT

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng

Gen Z đi du lịch chỉ để ngủ và xu hướng thanh lọc, chữa lành bản thân

Lâm Đồng: Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 diễn ra trong thời gian 1 tháng

Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Lâm Đồng: 4 giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững

Tam Đảo ra mắt sản phẩm du lịch – 'Dấu ấn mùa đông'

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch

Đà Nẵng: Mở đường bay thẳng đến Ahmedabad, thu hút khách du lịch thị trường Ấn Độ

Thừa Thiên Huế: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Quảng Ninh: Đón du khách quốc tế thứ 3 triệu trên tàu siêu sang

Thị trường khách du lịch cao cấp: Nhiều cơ hội, lắm thách thức

Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 25-28 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2025

Thừa Thiên Huế: Điện Thái Hòa sắp mở cửa đón du khách

Thừa Thiên Huế: Tạo điểm nhấn trong năm Du lịch Quốc gia 2025

Hà Giang đã sẵn sàng các điều kiện để đón khách du lịch trở lại