Thứ hai 23/12/2024 14:03

Năm học mới 2023 - 2024: Nhiều địa phương vẫn thiếu giáo viên trầm trọng

Ngày mai (5/9), học sinh cả nước bước vào năm học mới. Tuy nhiên nhiều địa phương vẫn đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng ở nhiều cấp học.

Cả nước còn thiếu 118.253 nghìn giáo viên

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục đào tạo chính là đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục: “Nhiệm vụ của giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn - hóa”.

Thầy giáo là người định hướng, dẫn dắt thế hệ trẻ từng bước nắm bắt kiến thức, chân lý thời đại… thế nhưng đến cuối năm học 2022 - 2023, cả nước vẫn còn thiếu 118.253 nghìn giáo viên, tăng thêm hơn 11 nghìn so với năm học 2021 – 2022, khiến không ít người buồn lòng.

Năm học 2022 - 2023, cả nước còn thiếu 118.253 nghìn giáo viên. Ảnh minh họa

Không chỉ thiếu giáo viên, năm học 2022 - 2023 cũng ghi nhận số giáo viên nghỉ hưu và nghỉ việc tăng cao (10.094 giáo viên nghỉ hưu và 9.295 giáo viên nghỉ việc), tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế - xã hội phát triển.

Cận kề năm học mới 2023 - 2024, ngành giáo dục hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông thông tin đang thiếu hàng nghìn người. UBND tỉnh Đắk Nông đã báo cáo Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo xin giao bổ sung 1.021 biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thuộc tỉnh; đồng thời đề nghị không thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026 đối với tỉnh hoặc có cơ chế đặc thù đối với những tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Điều đáng nói, không phải năm học này hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông mới thiếu giáo viên mà tình trạng này diễn ra nhiều năm. Và cũng không phải chỉ hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông mà rất nhiều địa phương đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng ở nhiều cấp học nhưng lại khó tuyển dụng.

Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, vấn đề thiếu giáo viên và vấn đề giáo viên nghỉ việc, chuyển việc là hai vấn đề khác nhau nhưng cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Nguyên nhân của tình trạng thiếu giáo viên đã diễn ra nhiều năm về trước, do số lượng bỏ việc, giảng viên nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số nghỉ hưu, do thừa, thiếu cục bộ, khó điều tiết và thiếu do tăng dân số tự nhiên; biến động dồn dịch về dân số ở một số vùng, miền dồn về các thành phố lớn và khu công nghiệp; tác động của dịch bệnh đến các trường mầm non phải đóng cửa, đặc biệt là nhóm trẻ tư thục và thiếu do nhu cầu để thực hiện phổ cập mầm non bậc 5 tuổi.

Bên cạnh đó, do việc tăng số buổi học từ 1 buổi lên 2 buổi/ngày và do chuẩn về mặt tỷ lệ giáo viên trên học sinh, tỷ lệ số học sinh trên lớp cần đảm bảo, chuẩn 35 giáo viên cho bậc tiểu học và 45 học sinh trên lớp của bậc trung học.

Riêng với năm học vừa qua, số lượng thiếu giáo viên tăng mạnh do số trẻ đến trường năm học 2022 - 2023 tăng thêm 132.245 trẻ so với năm học trước (tương đương cần tăng thêm khoảng 5.500 giáo viên). Cấp tiểu học, tỷ lệ lớp học 2 buổi/ngày năm học 2022 - 2023 tăng 4,6% so với năm học trước (tương đương tăng 10.811 lớp học 2 buổi/ngày, cần tăng thêm khoảng 3.000 giáo viên). Cấp THPT tăng 669 lớp so với năm học trước (tương đương cần tăng thêm khoảng 1.500 giáo viên).

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn như: Thiếu nguồn tuyển giáo viên một số môn học đặc thù; sức hút vào ngành còn hạn chế; việc tuyển dụng và tinh giản biên chế ở một số nơi còn bất cập. Một số địa phương tinh giản biên chế còn cào bằng về tỷ lệ, chưa linh hoạt, còn cắt giảm cơ học số lượng người làm việc…

Tuy nhiên, từ thực tiễn cơ sở, ngoài những nguyên nhân trên, các địa phương đã chỉ ra hạn chế trong cơ chế, chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể, việc quy định một định mức giáo viên/lớp, mức sỹ số học sinh/lớp chung cho cả nước không phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho địa phương trong tuyển dụng; giáo viên nghỉ việc do lương, trợ cấp còn thấp, trong khi khối lượng công việc nhiều do địa bàn dân cư thưa thớt, di chuyển đi dạy quá xa.

Ngoài ra, do chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 thay đổi cơ cấu môn học dẫn đến môn thừa, môn thiếu giáo viên cục bộ...

Giải pháp nhỏ cho vấn đề lớn

Trước thực tế này, nhiều địa phương đang nỗ lực lấp khoảng trống thiếu giáo viên bằng cách dồn lớp; bố trí giáo viên dạy liên môn, liên cấp, liên trường, liên huyện; động viên giáo viên dạy tăng tiết, tăng buổi; hợp đồng giáo viên… Tuy nhiên, tình trạng “giật gấu vá vai” như vậy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của giáo viên mà còn chất lượng giảng dạy cho học sinh.

Để khắc phục tình trạng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp Bộ Nội vụ đề xuất giao bổ sung biên chế giáo viên. Trên cơ sở đề xuất, Bộ Chính trị đã bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biến thể giáo viên mầm non, phổ thông công lập; kiểm tra, rà soát công tác quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của các địa phương...

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về định mức giáo viên/lớp; thí điểm cơ chế tự chủ đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

Đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chế độ chính sách đối với nhà giáo dục để thu hút người giỏi vào làm giáo viên, giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với nghề, đảm bảo ổn định đội ngũ; tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp học; chuẩn bị đủ nguồn tuyển giáo viên…

Đối với các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc giải quyết tình trạng thừa các bộ và thiếu giáo viên; đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với nâng cao chất lượng giáo dục.

Tại phiên họp toàn thể Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chia sẻ: Trong phạm vi điều kiện có thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Nội vụ thống nhất tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non lên 10%, bậc tiểu học 5%. Mặc dù số tiền phụ cấp còn nhỏ nhưng cũng là sự động viên với giáo viên.

Ngoài những vấn đề nêu trên, giới chuyên gia cũng chỉ ra, giải quyết vấn đề thiếu giáo viên không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục mà rất cần sự phối hợp với các ngành khác; cần tạo môi trường làm việc hạnh phúc, động viên giáo viên theo đuổi sự nghiệp giáo dục; tận dụng chuyển đổi số để giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính, từ đó tạo điều kiện cho giáo viên có thể tập trung vào công việc chuyên môn và mang lại hiệu quả tốt hơn...

Theo thống kê, lương bình quân hàng tháng của giáo viên mầm non, phổ thông và giảng viên đại học (năm 2020) là 7,05 triệu đồng. Tại những khu công nghiệp có sự chênh lệch lương quá lớn giữa giáo viên và công nhân lao động. Lương giáo viên mầm non mới ra trường chỉ trên dưới 3,5 triệu đồng/tháng, trong khi lương một công nhân làm việc cùng khu lại được 7-8 triệu đồng.
Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024