Thứ hai 18/11/2024 18:20

Năm 2021, hoàn thành di dời, xây dựng khu tái định phạm vi di tích Kinh Thành Huế

Thường trực HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, khóa VII vừa tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 2 để xem xét và thông qua một số Nghị quyết chuyên đề quan trọng, trong đó có Nghị quyết cho ý kiến về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách Trung ương dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Kinh thành Huế.  

Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh Thành Huế với tổng mức đầu tư tổng mức đầu tư 4.097 tỷ đồng (Giải phóng mặt bằng 2.735 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, xây dựng khu tái định cư 1.362 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương và vốn vay Kho bạc Nhà nước), bao gồm 2 giai đoạn:

Hội nghị gặp gỡ các hộ dân khu vực Thượng thành nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, đồng thời công bố các chính sách ưu đãi, cũng như lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân

Giai đoạn 1 (năm 2019-2021): Hoàn thành di dời, xây dựng khu tái định phạm vi di tích Kinh Thành Huế gồm tường thành, các eo bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ (2.938 hộ). Kinh phí giải phóng mặt bằng 1.880 tỷ đồng, kinh phí xây dựng các khu tái định cư 946 tỷ đồng.

Giai đoạn 2 (năm 2022-2025): Hoàn thành di dời, xây dựng khu tái định phạm vi các di tích Hồ Tịnh Tâm, Hồ Học Hải, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ, hệ thống hồ 4 phường nội thành và di tích Trấn Bình Đài (1.263hộ). Kinh phí giải phóng mặt bằng 855 tỷ đồng, kinh phí xây dựng các khu tái định cư 416 tỷ đồng.

Rất nhiều hộ dân đang sinh sống trên khu vực Thượng thành - Kinh thành (Đại Nội Huế)

Theo báo cáo của UBND tỉnh, về phần xây dựng các khu tái định cư, UBND tỉnh đã phê duyệt 2 dự án tái định cư với tổng diện tích 9,88ha, tổng mức đầu tư 116,6 tỷ đồng. Hiện tỉnh đã bố trí 105 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện hoàn thành kịp thời phục vụ tái định cư kế hoạch di dời dân cư năm 2019.

Phần giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh đã phê duyệt Quyết định đầu tư dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Kinh thành Huế với tổng mức đầu tư phần bồi thường, giải phóng mặt bằng là 1.958 tỷ đồng; bao gồm: phần đã thực hiện từ năm 2012-2018 (chi trả cho 166 hộ từ cửa Thượng Tứ đến Quan Tượng Đài) là 78 tỷ đồng; phần chưa thực hiện 2.938 hộ là 1.880 tỷ đồng (thuộc giai đoạn 1 của Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế). Nguồn lực bố trí cho phần chưa thực hiện của dự án hiện tại là 100 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2018.

Thảo luận tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh đã thống nhất theo tờ trình của UBND tỉnh về nguồn vốn và lộ trình thực hiện giai đoạn 1 của dự án. Qua thẩm tra của HĐND tỉnh, tiến độ thực hiện hai dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc Hương Sơ (khu vực 1 và khu vực 2) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Huế làm chủ đầu tư cho thấy, các dự án này đang chậm tiến độ so với kế hoạch, việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ chung của Đề án. Do đó, song song với quá trình thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị liên quan tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để dự án được triển khai thuận lợi, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, tạo quỹ đất bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng, phải di dời khi Đề án triển khai giải tỏa đồng loạt.

Trước đó, ngày 22/3/2019, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Huế, Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức hội nghị gặp gỡ 523 hộ dân sống ở khu vực Thượng thành thuộc dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo Kinh thành Huế (giai đoạn 1) nhằm trao đổi, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của bà con, đồng thời giải đáp vướng mắc, các chính sách hỗ trợ, tái định cư cũng như sinh kế sau này.

Nguyễn Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024

TP. Cần Thơ: Vì sao thu hút đầu tư chưa xứng với tiềm năng?