Thứ tư 01/01/2025 22:06

Năm 2019, xuất khẩu điều nhân hướng tới mục tiêu 450 nghìn tấn

Do nhu cầu nhập khẩu điều trên thế giới dự báo sẽ còn tăng cao trong những tháng cuối năm 2019, nên lượng điều nhân xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay đang hướng tới mục tiêu 450 nghìn tấn.        

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều trong nửa đầu tháng 8/2019 đạt 21,5 nghìn tấn, trị giá 146,2 triệu USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 9,3% về trị giá so với nửa đầu tháng 7/2019. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 8/2019, xuất khẩu hạt điều đạt 261,2 nghìn tấn, trị giá 1,936 tỷ USD, tăng 17,6% về lượng, nhưng giảm 8,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Năm 2019, xuất khẩu điều nhân hướng tới mục tiêu 450 nghìn tấn

Giá điều xuất khẩu giảm kéo giá trị xuất khẩu điều giảm theo. Cụ thể, giá xuất khẩu bình quân hạt điều trong nửa đầu tháng 8/2019 đạt mức 6.812 USD/tấn, giảm 0,8% so với nửa đầu tháng 7/2019 và giảm 20,2% so với nửa đầu tháng 8/2018. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 8/2019, giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt mức 7.415 USD/tấn, giảm 21,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), bình quân, xuất khẩu đạt trên dưới 34 nghìn tấn điều nhân/tháng, với mức xuất khẩu bình quân này, ước tính năm 2019, lượng điều nhân xuất khẩu đạt khoảng 400 nghìn tấn. Tuy nhiên, do nhu cầu nhập khẩu điều trên thế giới dự báo sẽ còn tăng cao trong những tháng cuối năm nên lượng điều nhân xuất khẩu đang hướng tới mục tiêu 450 nghìn tấn.

Do năm nay giá xuất khẩu điều nhân thấp, các chuyên gia nhận định, dự kiến lượng tiêu thụ sẽ tăng cao, ước con số tăng sẽ không dừng lại ở mức 10% như mục tiêu ban đầu mà có thể sẽ còn cao hơn. Hiện, vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm lớn nhất đó là từ nay đến cuối năm giá điều nhân xuất khẩu sẽ diễn biến như thế nào?

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Công – Chủ tịch Vinacas cho biết, giá điều nhân hiện đã ở mức đáy, do đó, khả năng cuối năm nay giá điều nhân sẽ tăng, nhưng tăng bao nhiêu thì các doanh nghiệp cần căn cứ vào nhu cầu thị trường để có sự tính toán cụ thể. Đặc biệt khi nhu cầu tiêu thụ điều nhân toàn cầu được dự báo sẽ tốt lên trong quý IV/2019.

Cũng theo Vinacas, sản xuất, kinh doanh điều nhân có thể sẽ càng ngày càng khó khăn hơn vì những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường nhập khẩu. Trong đó, thị trường Mỹ và EU đều khẳng định sắp tới sẽ áp dụng thêm một số tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và sẽ kiểm thêm dư lượng hoá chất cấm… Do đó, sản xuất điều nhân sẽ ngày càng khó khăn hơn. Vinacas khuyến cáo, các doanh nghiệp điều cần tăng cường sản xuất, chế biến sâu, chế biến đóng gói cung cấp hàng cho siêu thị để có thị trường ổn định và giá cả tốt hơn.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu điều

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm