Mỹ, Trung và EU trong trật tự thế giới mới
Ông Joe Biden không chỉ thể hiện một triển vọng hợp tác hơn, lâu đời hơn của Mỹ, mà thậm chí còn đặt biến đổi khí hậu - mối quan tâm hàng đầu của những người theo chủ nghĩa tự do đa phương - vào trung tâm chiến dịch tranh cử của mình. Một chiến thắng cho ứng viên đảng Dân chủ - đối thủ của ông Trump có thể khôi phục toàn cầu hóa dựa trên quy tắc như một phương thức tương tác kinh tế quốc tế mặc định. Nhưng sẽ rất khác so với toàn cầu hóa của những năm 1990. Ngay cả khi Mỹ tuân theo một trật tự dựa trên quy tắc, xung đột về những gì các quy tắc nên nó sẽ trở nên gay gắt hơn nhiều.
Cả cuộc chiến thương mại của chính quyền Trump hiện nay và sự thúc đẩy tức thì từ đại dịch Covid-19 đều liên quan đến việc hồi hương sản xuất. Hậu chính quyền Trump, cuộc chiến sẽ chuyển từ nơi sản xuất được đặt sang cách sản xuất được thực hiện. Chính sách thương mại mới sẽ phụ thuộc vào cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ, EU và Trung Quốc trong công cuộc viết lại các quy tắc thương mại.
Dấu hiệu của sự thay đổi này đã xuất hiện rất nhiều, ví dụ như bản cập nhật của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ, đã giúp Mexico tiếp cận ưu đãi vào chuỗi cung ứng có điều kiện của nhà sản xuất ôtô về việc trả cho công nhân trong ngành mức lương cao hơn. Thỏa thuận thương mại của EU với khối Mercosur sẽ đặt ra các yêu cầu khác nhau, từ những tiêu chuẩn về phúc lợi động vật đến việc tôn trọng thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Campuchia đã bị tước quyền tiếp cận miễn thuế với các thị trường EU do vi phạm nhân quyền. Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh nhằm mục đích ràng buộc các nước vào mạng lưới tài chính, thương mại của Trung Quốc.
Các ví dụ trên cho thấy, các nền kinh tế nhỏ hơn sẽ bị chèn ép khi các khối thương mại lớn khăng khăng với các tiêu chuẩn của họ. Những quốc gia mới nổi không có lựa chọn nào khác ngoài việc đáp ứng nhu cầu của các thị trường lớn nhất thế giới. Ngay cả các nền kinh tế quốc gia lớn cũng có thể bị rơi vào sức ép, thể hiện qua hy vọng của Vương quốc Anh là có quan hệ thương mại chặt chẽ với cả EU và Mỹ, trong khi hoàn toàn tự do đặt ra bất kỳ tiêu chuẩn nào mà họ thích. Điểm mới là các quốc gia ngày càng buộc phải liên kết toàn bộ ngành với một trong những khối lớn. Trước đây, khi thương mại chủ yếu là hàng hóa cơ bản và hàng công nghiệp thành phẩm, nhà xuất khẩu có thể điều chỉnh sản xuất theo từng thị trường nước ngoài. Nhưng vì nhiều lý do, các quy tắc ngày càng bao trùm toàn bộ quá trình sản xuất. Lấy thương mại dịch vụ ngày càng tăng, mà ngay cả hàng hóa vật chất, chẳng hạn như ôtô ngày càng gia tăng các tính năng phần mềm. Điều đó làm tăng sức ép chiến lược cho ba khối Mỹ, EU và Trung Quốc để đảm bảo rằng các quy tắc của họ chiếm ưu thế.
Căng thẳng sẽ gia tăng ngay cả trong lĩnh vực mà Mỹ trở lại đầu tiên được hoan nghênh nhất. Nhà Trắng thời của ông Biden sẽ đề nghị Mỹ tham gia Hiệp định Paris và có thể theo đuổi chính sách thay đổi khí hậu đầy tham vọng. Ông Biden hứa sẽ đánh thuế biên giới carbon đối với hàng hóa nhập khẩu từ những quốc gia bị coi là "gian lận với các cam kết về khí hậu", một chính sách mà EU cũng dự định đưa ra. Nhưng việc hòa hợp với châu Âu làm tăng nguy cơ đối đầu với Trung Quốc, vì sẽ hình thành một "câu lạc bộ carbon" yêu cầu Bắc Kinh giảm lượng khí thải của chính mình hoặc mất quyền tiếp cận thị trường. Đây không phải là chủ nghĩa bảo hộ, nói đúng hơn, đó là một hình thức toàn cầu hóa sâu sắc hơn, trong đó hoạt động kinh tế xuyên biên giới đi kèm với các quy tắc xuyên biên giới để chi phối nó. Việc tái điều tiết các dòng kinh tế xuyên biên giới này là một hệ quả tự nhiên.
Rất nhiều kết quả có thể xảy ra từ các cuộc chiến quy định. Một là hài hòa hóa: Các quốc gia đồng ý về những quy tắc tương tự (hoặc đủ tương tự). Đây là mô hình hội nhập kinh tế châu Âu, nhưng rất khó xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, vấn đề khí hậu có thể là một ngoại lệ. Một câu lạc bộ carbon phương Tây bao gồm một nửa nền kinh tế toàn cầu có thể là lĩnh vực kinh tế đủ mạnh để buộc các nước khác phải liên kết. Kết quả thứ hai là các quốc gia ngoài ba khối đang thâm nhập sâu hơn vào lĩnh vực mà họ gần gũi nhất về mặt kinh tế. Điều này tạo ra tình huống khó xử cho những nền kinh tế gần gũi với nhiều hơn một – ví dụ tính đến việc lựa chọn Mỹ Latinh giữa Trung Quốc và Mỹ, hoặc châu Phi giữa Trung Quốc và châu Âu. Ví dụ mới nhất là Brazil bị Mỹ cảnh báo tránh tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei. Kết quả thứ ba là sự phân mảnh. Trong một số lĩnh vực, các bộ quy tắc của ba khối giao dịch chính là không thể hòa giải và có thể sẽ vẫn như vậy. Điều này có vẻ đúng với xử lý dữ liệu cá nhân, nơi người châu Âu ưu tiên người tiêu dùng hơn các nhà sản xuất kỹ thuật số, Mỹ ủng hộ Big Tech và Trung Quốc ủng hộ nhà nước giám sát.
Nhưng một khả năng lạc quan hơn là các quốc gia hội tụ những tiêu chuẩn khắt khe nhất. Theo xu hướng được gọi là "hiệu ứng Brussels", các quốc gia đôi khi áp dụng những quy tắc kiểu châu Âu, vì một khi công ty đáp ứng được yêu cầu của họ thì thường có thể xuất khẩu sang các thị trường khác. Như các chuyên gia từng nhận định, châu Âu là cơ quan quản lý hoạt động duy nhất của Thung lũng Silicon. Giai đoạn toàn cầu hóa trước đây thường bị chỉ trích vì đã kích hoạt một cuộc chạy đua xuống đáy. Trong giai đoạn tiếp theo, một cuộc đấu tranh khổng lồ để giành quyền thống trị về các quy tắc, quy định có thể tạo ra cuộc đua đến đỉnh cao đầy nghịch lý.