Thứ tư 06/11/2024 00:40

Mỹ nới lỏng quy định dán nhãn cá tra, cá thịt trắng

Việc yêu cầu ghi nhãn trên sản phẩm được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nới lỏng hơn, các nhà cung cấp cá tra, cá thịt trắng nhập khẩu (các sản phẩm nội địa trước đây được đóng gói và cung cấp cho dịch vụ thực phẩm) đang chuyển hướng sang thị trường bán lẻ.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, Cục Kiểm dịch và An toàn thực phẩm (FSIS), USDA tuyên bố rằng, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên các nhà hàng và quán ăn trên khắp nước Mỹ phải đóng cửa, Cơ quan này đã quyết định ban hành quy định nới lỏng quy tắc dán nhãn có hiệu lực trong 60 ngày đối với các sản phẩm thịt, gia cầm, sản phẩm thủy sản (cá tra, cá thịt trắng) theo các quyền hạn quy định của cơ quan này.

Cơ quan này cho biết, sản phẩm được sản xuất tại một cơ sở liên bang thường được phân phối cho các khách sạn, nhà hàng hoặc các địa điểm tương tự sẽ có nhãn sửa đổi để các sản phẩm này có thể được bán lẻ. Nhãn sửa đổi được yêu cầu giữ tất cả các đặc điểm cần thiết. Tuy nhiên, FSIS sẽ không bắt buộc việc sử dụng nhãn mà không ghi nhãn dinh dưỡng, ngay cả khi cơ sở không đáp ứng miễn trừ theo điều khoản 9 CFR 317.400 và 381.500, miễn là các nhãn không có bất kỳ khiếu nại dinh dưỡng nào.

Thông thường, việc không có nhãn dinh dưỡng sẽ buộc các cơ sở phải nộp đơn phê duyệt tạm thời theo điều khoản 9 CFR 412.1 (f) (1). Tuy nhiên, nếu thiếu sót duy nhất là không có nhãn dinh dưỡng, FSIS sẽ không yêu cầu các cơ sở nộp đơn xin phê duyệt tạm thời trong 60 ngày tới.

Theo VASEP, Việt Nam đang gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong những tháng đầu năm 2020. Trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đạt 38,6 triệu USD, giảm gần 27% so với cùng kỳ năm 2019. Lượng tồn kho cá tra thấp là nguyên nhân khiến giá cá tra phile đông lạnh được quản lý để duy trì ở mức trung bình từ 1,75 USD-1,8 USD/pound.

Theo Nhịp sống Kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số