Thứ hai 12/05/2025 23:11

Thu về hàng tỷ USD từ xuất khẩu, cá tra vẫn đối diện với nguy cơ lớn

9 tháng năm nay, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD, tuy vậy, ngành hàng cá tra đối mặt với thách thức thiếu bền vững.

9 tháng, xuất khẩu cá tra thu về 1,5 tỷ USD

Theo số liệu của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện giá cá tra nguyên liệu loại 1 phổ biến trong khoảng 27.000-28.000 đồng/kg, tăng khoảng 500-1.000 đồng/kg so với tháng 8/2024 và cao hơn khoảng 500 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2023. Cá tra giống loại 30 con/kg giá 26.000 đồng/kg, tăng khoảng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với cùng kỳ tháng 8, và thấp hơn khoảng 5.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

Thu về hàng tỷ USD từ xuất khẩu, ngành cá tra vẫn đối diện với nguy cơ thiếu bền vững. Ảnh S.T

Kim ngạch xuất khẩu cá tra 9 tháng năm 2024 đạt 1,5 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu cá tra sang nhóm các thị trường chính gồm Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) giảm 2%, Mỹ tăng 23%, EU giảm 1%, CPTPP tăng 13%, Brazil tăng 28%.

Hiện, cả nước có 1.920 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá tra, trong đó có 2 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống bố mẹ; 76 cơ sở sản xuất giống thương phẩm; 1842 cơ sở ương dưỡng cá tra giống (từ cá bột lên cá giống).

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Trần Công Khôi - Trưởng phòng Giống và thức ăn thủy sản, Cục Thủy sản - cho biết, năm 2023 và 9 tháng đầu năm 2024, ngành hàng cá tra đối mặt với nhiều khó khăn như giá nhiên liệu, giá vật tư, thức ăn tăng. Suy thoái kinh tế khiến nhu cầu tiêu dùng sụt giảm tại nhiều nước xuất khẩu dẫn đến giá bán cá tra nguyên liệu giảm, gây khó khăn cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm.

Bên cạnh đó, giá một số hàng hóa, vật tư đầu vào phục vụ phát triển thủy sản vẫn còn ở mức cao, chi phí logistic cao gây áp lực đối với hoạt động sản xuất, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu thụ chững lại và quy mô sản xuất bị thu hẹp.

Trong khi đó, theo đại diện tỉnh Sóc Trăng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc thú y, thủy sản vẫn còn phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu nên giá bán cho người nuôi luôn biến động tăng, làm tăng chi phí sản xuất cá tra nguyên liệu.

Cần bắt đầu từ con giống

Dự báo, các tháng cuối năm 2024 và năm 2025, ngành hàng cá tra có thể vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như xung đột địa chính trị dẫn đến giá vật tư, xăng dầu tiếp tục tăng cao. Biến đổi khí hậu được dự báo khắc nghiệt hơn năm 2024 với nhiệt độ tăng cao dẫn đến hạn hán, xâm nhập mặn. Đây là nguyên nhân gây ra những yếu tố bất lợi cho sản xuất, ương dưỡng giống và nuôi cá tra thương phẩm, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh và gây khó khăn cho sản xuất. Bên cạnh đó, ngành hàng này vẫn phải đối mặt với các rào cản kỹ thuật ngày càng khó của các thị trường nhập khẩu.

Chỉ ra 4 hạn chế của ngành hàng cá tra đang gặp phải, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết, tỉ lệ sống trung bình rất thấp ở cả hai giai đoạn ương cá hương và cá giống, ngay cả khi đã có được nguồn cung cá bố mẹ tốt, việc sinh sản thuận lợi và có nguồn cá bột ấp nở dồi dào; ấn đề dịch bệnh đối với giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống; suy giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển cá giống từ ao ương của trại giống đến ao nuôi của trang trại; nguồn lực cho phát triển giống cá tra còn nhiều hạn chế.

Để khai thác tốt nhất cơ hội, hạn chế rủi ro, vượt qua thách thức, phấn đấu đạt mục tiêu năm 2024, kế hoạch 2025 nhiều ý kiến cho rằng cần tiếp tục duy trì giống cá tra chất lượng cao phục vụ cho diện tích thả dự kiến 5.700 ha, với sản lượng cá tra thương phẩm dự kiến đạt trên 1,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt trên 2 tỷ USD.

“Để con cá tra đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, khâu đầu tiên yêu cầu phải có nguồn giống sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn chất lượng”, ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản nói.

Năm 2024, với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD, sản lượng cá tra đạt 1,75 triệu tấn. Để phát triển ngành hàng cá tra theo hướng bền vững, ông Phùng Đức Tiến cho rằng, phải đầu tư cơ sở hạ tầng một cách bài bản cho các vùng ương nuôi cá giống và nuôi thương phẩm.

Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bộ, hiệu quả đáp ứng đủ nhu cầu con giống chất lượng cao ổn định cung - cầu về sản xuất giống, có thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, huy động các thành phần kinh tế tham gia chuỗi.

Ông Phùng Đức Tiến cũng đề nghị các địa phương cần quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất giống cá tra; tăng cường phòng bệnh trên đàn cá tra giống bằng việc tăng cường tiêm phòng vaccine nhằm giảm dịch bệnh; tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các Hội, Hiệp hội ngành hàng cá tra.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: xuất khẩu cá tra

Tin cùng chuyên mục

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt