Thứ sáu 08/11/2024 04:21

Mù Cang Chải: Đưa du lịch thành ngành mũi nhọn tạo bứt phá phát triển kinh tế

Với những lợi thế, “đặc sản” du lịch riêng có, huyện Mù Cang Chảỉ (Yên Bái) đã, đang đưa du lịch trở thành mũi nhọn, tạo bứt phát phát triển kinh tế địa phương.

Để du lịch thực sự trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn của huyện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định mục tiêu “quyết tâm xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - là điểm đến “Bản sắc, An toàn, Thân thiện”, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo”...

Mù Cang Chải hiện đã trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch

Từ quyết tâm chính trị, cùng những nỗ lực của chính quyền địa phương và người dân, những năm qua hoạt động du lịch của huyện Mù Cang Chải có những chuyển mình, khởi sắc, tạo ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế - xã hội góp phần giảm nghèo bề vững ở vùng cao. Mù Cang Chải đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.

Trong năm 2022, Mù Cang Chải đã đón và phục vụ 350.000 lượt khách, đạt 166,7% chỉ tiêu giao với doanh thu đạt 270 tỷ đồng. Để kích cầu du lịch, địa phương thực hiện phương án mở cửa du lịch phù hợp, địa phương chỉ đạo các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch tham gia chương trình kích cầu giảm giá từ 10-50% các dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng dịch vụ. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch đầu tư, tu sửa cơ sở vật chất, trang thiết bị nâng cao chất lượng phục vụ sẵn sàng đón tiếp khách du lịch. Thực hiện ứng dụng chuyển đổi số nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch… Qua đó, chính quyền các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Chương trình hành động số 10/CTr - UBND ngày 16/9/2021 về thực hiện nghị quyết số 21 – NQ/HU về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đặc sản gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025…

Bay dù lượn trên đèo Khâu Phạ

Về xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, Mù Cang Chải đẩy mạnh phát triển sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp thương hiệu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP như Chè Shan tuyết Púng Luông, Mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải, các sản phẩm du lịch cộng đồng. Hoàn thành xây dựng thương hiệu sản phẩm Gạo nếp tan Khau Phạ; Sơn tra khô thái lát. Khuyến khích, hỗ trợ các gia đình làm dịch vụ du lịch đầu tư, nâng cấp mở mới phát triển kinh doanh các dịch vụ về du lịch. Trong năm 2022 đã có 09 cơ sở lưu trú mới đi vào hoạt động nâng tổng số Homestay, nhà nghỉ trên địa bàn huyện là 104 cơ sở có khả năng phục vụ trên 3.000 người nghỉ/đêm; nhà hàng, quán ăn có 70 cơ sở, các hộ Homestay còn phục vụ du khách ăn tại nhà đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt trên 5.000 khách…

Phát triển sản phẩm du lịch dù lượn tại đèo Khau Phạ theo hướng chuyên nghiệp với trên 100 phi công trong nước và quốc tế tham gia , tổ chức thành công giải chạy Marathon “MU CANG CHAI ULTRA TRAIL” với trên 760 vận động viên tham gia; phát triển sản phẩm du lịch bay ngắm cảnh bằng máy bay trực thăng “ Mu Cang Chai Heli tours ” với 01 máy bay trực thăng chất lượng cao được đưa vào khai thác. Phát huy các giá trị văn hóa bản sắc phục vụ phát triển du lịch cộng đồng, các đội văn nghệ bản sắc tham gia luyện tập và biểu diễn phục vụ khách du lịch đem lại nguồn thu từ hoạt động biểu diễn đồng thời góp phần bảo tồn và giữ gìn bản sắc dân tộc. Triển khai đưa vào vận hành, khai thác khu nghỉ dưỡng ruộng bậc thang La Pán Tẩn; tour du lịch sống lưng khung long, rừng thông, thác rồng xã Dế Xu Phình, Rừng trúc Mồ Dề, Púng Luông; Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ, bãi đá cổ Lao Chải, đỉnh Lùng Cúng xã Nậm Có.

Sản phẩm du lịch Mù Cang Chải ngày một đa dạng, hấp dẫn

Cùng với đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch được quan tâm. Trong năm 2022, UBND huyện đã đề xuất mở 02 lớp truyền dạy biểu diễn Khèn Mông tổng số 20 học viên; cử 36 lượt học viên tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng du lịch cộng đồng cho các hộ kinh doanh du lịch do tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức, trong đó có 01 lớp tổ chức tại huyện. Đào tạo nghề tổng cho lao động nông thôn về du lịch 03 lớp (hiện đã hoàn thành 01 lớp với 37 lao động)…

Thời gian qua, Mù Cang Chải cũng rất quan tâm, đầu tư xây dựng các hạng mục hỗ trợ phát triển du lịch, tour du lịch. Triển khai thực hiện mô hình “Chợ phiên vùng cao” tại khu vực trung tâm huyện, duy trì hoạt động thường xuyên và tăng cường trong những ngày lễ hội như dịp 30/4, du lịch mùa nước đổ, Lễ hội khám phá di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang. Xây dựng cảnh quan môi trường: Chỉ đạo, tổ chức phát động phong trào trồng hoa, tạo cảnh quan tại khu vực có điểm tham quan du lịch, các cơ quan, đơn vị, các hộ gia đình trồng trong các chậu tạo khuôn viên xanh. Đến nay đã hình thành các tuyến đường hoa trồng hoa khu vực di tích Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ, đường lên khu vực Võng lúa, thác Mơ, Sống Khủng Long tại bản Phình Hồ, đường vào Thác Rồng tại bản Háng Cuốn Rùa, đường lên khu vực Mâm xôi, bãi đá cổ và các điểm trục đường lên trung tâm xã...

Hạ tầng du lịch tại Mù Cang Chải được quan tâm và ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư

Về định hướng phát triển, phát huy thế mạnh đưa du lịch trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của địa phương, ông Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: Thời gian tới, Mù Cang Chải sẽ tăng cường kết nối giao thông với các trung tâm du lịch và đô thị lớn. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các quy hoạch mang tính định hướng phát triển du lịch, duy trì và mở rộng thị trường du lịch nội địa. Huyện cũng lên phương án tập trung phát triển các sản phẩm phù hợp với thị trường nội địa như du lịch cuối tuần, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng. Chú trọng khai thác, phát triển các loại hình du lịch thể thao, trải nghiệm, mạo hiểm. Khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ - du lịch lịch sử, văn hóa…

Năm 2023, Mù Cang Chai đặt mục tiêu đưa tỷ trọng khu vực dịch vụ đạt 36 %, doanh thu từ du lịch 300 tỷ. Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, lưu trú phát triển du lịch. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng tuyến phố đi bộ, văn hóa, ẩm thực gắn với hoạt động kinh tế đêm tại trung tâm thị trấn Mù Cang Chải.

Linh Nhi
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững

Sắp diễn ra Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” 2024

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Đất Thép Farm - nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

Dinh Bảo Đại tại TP. Đà Lạt xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 6 tháng dừng đón khách

Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô ở Gia Lai diễn ra sôi nổi, hấp dẫn

Tây Ninh: Đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng đầu năm

Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng

Gen Z đi du lịch chỉ để ngủ và xu hướng thanh lọc, chữa lành bản thân

Lâm Đồng: Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 diễn ra trong thời gian 1 tháng

Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Lâm Đồng: 4 giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững

Tam Đảo ra mắt sản phẩm du lịch – 'Dấu ấn mùa đông'

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch

Đà Nẵng: Mở đường bay thẳng đến Ahmedabad, thu hút khách du lịch thị trường Ấn Độ