Thứ năm 26/12/2024 13:05

Một phần Khu công nghiệp Liên Chiểu được đề xuất thuộc Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Với lợi thế từ Khu thương mại tự do, doanh nghiệp Đà Nẵng sẽ được tiếp cận thị trường rộng lớn hơn với chi phí thấp hơn, thu hút đầu tư FDI hiệu quả hơn.

Chiều 9/10, tại Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp 2024” do Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng tổ chức tại TP. Đà Nẵng, ông Trần Văn Tỵ, Phó Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đã giới thiệu với các doanh nghiệp và nhà đầu tư những thông tin ban đầu về Khu thương mại tự do được thành lập theo Nghị quyết 136 của Quốc hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác khảo sát vị trí dự kiến nghiên cứu làm Khu thương mại dự do Đà Nẵng hôm 1/9

Theo ông Trần Văn Tỵ, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết 136 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Trong đó, Quốc hội đồng ý cho Đà Nẵng được thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước; quản lý đầu tư; quản lý quy hoạch, đô thị, tài nguyên, môi trường; ngành nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược. Thành phố Đà Nẵng cũng được thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư phát triển vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, quản lý khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Nổi bật nhất là Quốc hội đồng ý thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng biển Liên Chiểu, với mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao.

Đại diện Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho rằng, với vị trí nằm ở trung tâm miền Trung Việt Nam, Đà Nẵng có điều kiện giao thông thông suốt, dễ dàng kết nối với các tỉnh thành lân cận và quốc tế. Đà Nẵng có nhiều thuận lợi để có thể phát triển, thành lập Khu thương mại tự do: Là cửa ngõ của miền Trung, nối liền với các tuyến đường bộ, đường sắt và sân bay quốc tế,… Sự thuận tiện về mặt địa lý giúp Đà Nẵng thu hút đầu tư, đồng thời sẽ kích thích dòng chảy thương mại và dịch vụ từ các tỉnh thành khác. Điều này tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Khu thương mại tự do.

Khi tham gia vào Khu thương mại tự do, các doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp được bố trí trên các trục giao thông huyết mạch của thành phố Đà Nẵng; các doanh nghiệp dọc tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc và đặc biệt là khu công nghiệp Liên Chiểu – Một phần diện tích của Khu công nghiệp Liên Chiểu hiện đang được đề xuất là khu chức năng thuộc khu thương mại tự do”, ông Trần Văn Tỵ thông tin.

Một phần của Khu Công nghiệp Liên Chiểu đang được đề xuất thuộc phân khu chức năng của Khu thương mại tự do Đà Nẵng (Ảnh: KCN Liên Chiểu)

Lãnh đạo Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng chỉ ra nhiều lợi thế cho doanh nghiệp Đà Nẵng khi thành phố có Khu thương mại tự do. Gồm: Doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường rộng lớn hơn với chi phí thấp hơn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao; cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ khốc liệt hơn, buộc doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu thị trường; Khu thương mại tự do góp phần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều việc làm hơn cho địa phương; người tiêu dùng có thể tiếp cận hàng hóa đa dạng với giá cả cạnh tranh hơn, nâng cao đời sống của người dân. Ngoài ra, Khu thương mại tự do cũng góp phần tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.

Trong thời gian tới, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng sẽ tiếp tục phát huy vai trò đầu mối trong triển khai có hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư, tích cực hội nhập hợp tác quốc tế; tăng cường các hoạt động đối ngoại, thương mại với các tập đoàn, tổ chức quốc tế, đa quốc gia; đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. “Đồng thời, chúng tôi cam kết hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư và mở rộng hoạt động tại khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung và các khu công nghiệp, đặc biệt là Khu thương mại tự do Đà Nẵng”, ông Trần Văn Tỵ - Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng nói.

Quỳnh Hương
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tiến Nông - 30 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam, sáng tạo dẫn đầu trong dinh dưỡng cây trồng

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Cần Thơ: Đẩy mạnh phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Yên Bái: Giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt trên 425,5 triệu USD

Bổ nhiệm Thượng tá Nguyễn Trung Hưng giữ chức Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình

Ninh Thuận: Kinh tế-xã hội khởi sắc, sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Lào Cai: Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Tết 2025

Thanh Hóa: Nông dân 'thay áo mới' cho đào phai Quảng Chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hơn 3.400 tàu cá neo đậu an toàn tránh bão số 10

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Sóc Trăng: Nhiều điểm sáng trong hoạt động của ngành Công Thương năm 2024

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả mô hình truyền thanh số

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025