Thứ hai 12/05/2025 11:57

Một công ty quản lý rừng tỉnh Gia Lai để mất 1.700 ha rừng

Thanh tra tỉnh Gia Lai phát hiện hơn 1.700 ha rừng tự nhiên bị phá, lấn chiếm để trồng cây nông nghiệp, làm dự án điện gió; gây thiệt hại trên 10 tỷ đồng.

Ngày 20/11, ông Trần Ngọc Anh, Giám đốc công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ia Pa (tỉnh Gia Lai) cho biết, Thanh tra tỉnh Gia Lai vừa thông báo kết luận “Thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, công tác quản lý bảo vệ rừng; quản lý sử dụng đất tại công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ia Pa” và đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh này chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh để làm rõ việc công ty này để mất 1.700 ha rừng, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng.

1.700 ha rừng do công ty lâm nghiệp Ia Pa (tỉnh Gia Lai) quản lý bị phá, lấn chiếm để trồng cây nông nghiệp, làm dự án điện gió

Công ty TNHH Lâm nghiệp Ia Pa là đơn vị Nhà nước (trụ sở 93 Anh Hùng Núp, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro) nắm 100% vốn điều lệ; được giao quản lý hơn 13.900 ha rừng.

Căn cứ vào quá trình kiểm tra và hồ sơ, Thanh tra tỉnh Gia Lai phát hiện hơn 1.700 ha rừng tự nhiên bị phá, lấn chiếm để trồng cây nông nghiệp, làm dự án điện gió.

Cụ thể, dựa vào Quyết định số 15 (năm 2021) của UBND tỉnh Gia Lai ban hành khung giá rừng, trữ lượng gỗ ở rừng khộp lá rụng huyện Kông Chro có trữ lượng gỗ 10 m3 có giá tối thiểu 6,2 triệu đồng/ha. Căn cứ vào khung giá, giá trị thiệt hại của 1.700 ha rừng là hơn 10,7 tỷ đồng.

Ngoài ra, có hơn 3,3 ha rừng tự nhiên bị phá, lấn chiếm để làm các trụ điện gió.

Tại kết luận còn nêu rõ, vào thời điểm năm 2010, Công ty TNHH Lâm nghiệp Ia Pa quản lý 929 ha đất rừng trồng. Tuy nhiên, hiện nay đơn vị này chỉ còn quản lý, sử dụng 524 ha (số đất rừng bị giảm 404 ha). Trong số đất rừng trồng bị giảm đã bị lấn chiếm đến 321 ha, đặc biệt có 139 ha rừng không được công ty này quản lý, cũng không trả về địa phương, bị bỏ ngoài sổ sách theo dõi.

Thanh tra tỉnh Gia Lai còn phát hiện 4 cán bộ công ty này đang chiếm sử dụng 20,4 ha đất rừng trồng.

Riêng diện tích đất lâm nghiệp trao trả về lại cho địa phương địa phương quản lý, có 182 ha đất nguồn gốc là đất rừng trồng nhưng khi trao trả, công ty này lại trình UBND tỉnh ghi là đất nông nghiệp, người dân đang canh tác.

Đáng nói khi Thanh tra kiểm tra hồ sơ, lại nhận thấy có ông T.N.H. (nhân viên công ty) đang sử dụng nguồn gốc đất rừng trồng với diện tích 6,49 ha và bà T.T.C. (vợ ông Đ.V.Đ, nhân viên công ty) đang sử dụng 12,5 ha.

Từ những sai phạm trên, căn cứ cuộc họp liên ngành Ban Nội chính Tỉnh ủy, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, UBKT Tỉnh ủy, Ban Pháp chế HĐND tỉnh, Công an tỉnh và Thanh tra tỉnh, đã thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm tại công ty Lâm nghiệp Ia Pa sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh để xử lý theo quy định pháp luật.

Phúc Lâm
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Bắt tiếp 3 đối tượng trong chuyên án liên quan đến Bùi Đình Khánh

Kỳ 1: Biệt thự bên cạnh cụm công nghiệp ô nhiễm ở Bắc Ninh

Đà Nẵng: Cảnh báo lừa đảo trúng tuyển học bổng du học

Quảng Ninh: Triệt phá đường dây lừa đảo, dưới hình thức cá cược 'Cắt đá tìm ngọc'

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn

Công an Lạng Sơn thông tin việc bắt Tiktoker Lê Việt Hùng

Công ty Cà phê Ea Sim bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty hữu nghị Quốc tế

Bạc Liêu: Rà soát các dự án cây xanh để phục vụ điều tra

Đồng Nai: Xử phạt, buộc di dời nhà máy Bibica và Vinacafé Biên Hoà

Ba doanh nghiệp ở Tuyên Quang bị cưỡng chế do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Ngọc Linh Quảng Nam tại Đắk Nông

Đối tượng Lê Việt Hùng bị bắt sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương

Đồng Nai: Chi nhánh Cao su Miền Nam bị xử phạt 720 triệu đồng

Hai doanh nghiệp tại Yên Bái bị cưỡng chế do nợ thuế

Thông tin mới nhất vụ Chu Thanh Huyền bị tố: Không liên quan, vẫn bán hàng mạnh

Thanh Hóa xử phạt Công ty Thần nông Thanh Hóa vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Cưỡng chế thuế Công ty Landscape Việt Mỹ tại Thanh Hóa

Đà Nẵng cưỡng chế tháo dỡ 7 ki-ốt ven biển

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Xăng dầu Tây Nam S.W.P tại Long An