Thứ năm 26/12/2024 22:34

Mở lại các cửa khẩu phụ, lối mở có lưu lượng hàng hóa lớn

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản đồng ý mở lại một số cửa khẩu phụ, lối mở trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc nhằm khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới.    

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi các bộ: Công Thương, Quốc phòng, Tài chính, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Y tế; UBND các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.

Mở lại một số cửa khẩu phụ, lối mở trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc nhằm khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới

Theo đó, xét đề nghị của Bộ Công Thương tại văn bản số 2815/BCT-XNK ngày 21/4/2020 về việc khôi phục lại hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến cụ thể:

Đồng ý cho phép mở lại các cửa khẩu phụ Bình Nghi, Na Hình, Nà Nưa, Pò Nhùng theo đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn tại văn bản 192/UBND-KTTH ngày 6/3/2020 và số 205/UBND-KTTH ngày 10/3/2020; cửa khẩu phụ Bắc Phong Sinh và lối mở Ka Long theo đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại văn bản số 1886/UBND-TM1 ngày 24/3/2020.

Đối với các cửa khẩu phụ, lối mở khác trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Thủ tướng cũng cho phép Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới căn cứ tình hình thực tế của địa phương, cân nhắc cẩn trọng, kỹ lưỡng, đảm bảo tối đa công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 để chủ động mở lại các cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn theo các nguyên tắc: Các cửa khẩu phụ, lối mở đã đáp ứng đủ quy định của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền, Nghị định số 14/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.

Thủ tướng yêu cầu phải đảm bảo thực hiện đúng Quy trình kiểm soát, phòng chống dịch bệnh đối với người và phương tiện vận tải tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các văn bản khác có liên quan, được Chính quyền địa phương hai bên thống nhất triển khai áp dụng chặt chẽ theo nguyên tắc đặt ưu tiên cao nhất cho công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho nhân dân và người lao động.

Bên cạnh đó, chỉ khôi phục lại các cửa khẩu phụ, lối mở có lưu lượng hàng hóa lớn, đặc biệt là hàng nông sản, thủy hải sản xuất khẩu của ta và hàng nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước đã được Chính quyền địa phương hai bên thống nhất được phép mua bán, trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa.

Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng trên địa bàn ưu tiên bố trí nguồn lực để đảm bảo phòng chống dịch bệnh theo đúng văn bản số 808/VPCP-KTTH ngày 5/2/2020 của Văn phòng Chính phủ và các văn bản khác có liên quan. Đồng thời sớm trao đổi, thống nhất với các địa phương biên giới phía Trung Quốc để tổ chức triển khai thực hiện. Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện, đảm bảo các yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh; kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Tin cùng chuyên mục

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất