Thứ năm 26/12/2024 01:21

Minh bạch hóa hoạt động đấu thầu

Hôm nay (ngày 20/6), bên cạnh việc thảo luận tại hội trường về Luật Đấu thầu (sửa đổi), Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua 3 nghị quyết, 3 dự án luật quan trọng.

Đại biểu Hà Sĩ Đồng (đoàn Quảng Trị) phát biểu tại hội trường.

 - Buổi sáng, ngay sau khi tiến hành thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011 với 89,76% đại biểu tán thành, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại hội trường về Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, sau gần 7 năm thi hành Luật Đấu thầu, các hoạt động đấu thầu mua sắm sử dụng vốn nhà nước đã dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cho thấy có tình trạng thông thầu, chỉ định thầu bất hợp lý, kéo dài thời gian thực hiện gói thầu… gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn nhà nước. Trong quá trình thực hiện, Luật Đấu thầu cũng đã bộc lộ những vướng mắc, hạn chế và bất cập như: phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu hiện hành chưa bao quát hết các hoạt động mua sắm sử dụng nguồn vốn của Nhà nước; quy định về đấu thầu trong nhiều luật , gây khó khăn cho việc tra cứu, áp dụng.

Chiều cùng ngày, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014; Nghị quyết về việc đàm phán ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào.

Quốc hội cũng biểu quyết thông qua các dự thảo luật, gồm: Luật Hòa giải cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú và Luật sửa đổi, bổ sung điều 170 của Luật Doanh nghiệp. Ba văn kiện pháp luật này sẽ tạo hành lang pháp lý cơ bản cho nhân dân trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân và liên quan mật thiết đến đời sống dân sinh.

Ủy ban Kinh tế nhận thấy, việc ban hành Luật Đấu thầu (sửa đổi) với vai trò là luật chung quy định về hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với các gói thầu, dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước thuộc tất cả các lĩnh vực và các hình thức là cần thiết. Đồng thời, để thống nhất các nội dung trong các văn bản quy phạm pháp luật, góp phần xử lý mối quan hệ giữa luật này với các luật khác có liên quan về lĩnh vực đấu thầu, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đấu thầu, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Về chỉ định thầu, dự án luật quy định cụ thể hơn về các trường hợp chỉ định thầu trên cơ sở pháp điển hóa quy định về các trường hợp chỉ định thầu tại Nghị định 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn khác. Đồng thời, bổ sung các trường hợp đủ tiêu chí, điều kiện để thực hiện chỉ định thầu đối với nhà đầu tư nhằm phù hợp với phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 của dự án luật. Tuy nhiên, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị không nên quy định mở rộng chỉ định thầu trong dự án luật. Việc chỉ định thầu chỉ nên áp dụng trong trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay, trường hợp do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài và một số điều kiện khác thì như quy định của Luật Đấu thầu hiện hành.

Đại biểu Nguyễn Hữu Đức (đoàn Bình Định) và một số đại biểu khác bày tỏ quan tâm đến các quy định về chỉ định thầu và đề nghị quy định cụ thể những điều kiện, phạm vi áp dụng hình thức này. Theo đó, phải có những tiêu chuẩn mang tính định lượng; không chung chung được…

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) đã bổ sung thêm hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng (đấu thầu điện tử). Thực tế qua thí điểm đấu thầu điện tử giai đoạn I cho thấy, phương thức đấu thầu này đã góp phần “giảm chi phí giao dịch, tăng sức cạnh tranh để mỗi gói thầu có giá phù hợp nhất, thể hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tăng cường hiệu quả đầu tư công, đấu thầu.

Đại biểu Hà Sĩ Đồng (đoàn Quảng Trị) đánh giá cao quan điểm khuyến khích sự đóng góp của tư nhân trong phát triển hạ tầng cũng như chủ trương tiến hành đấu thầu qua mạng để đảm bảo minh bạch thông tin, giảm thủ tục hành chính. Đấu thầu qua mạng có nhiều ưu điểm vượt trội, giảm sự tiếp xúc trực tiếp và khả năng chạy thầu, giảm tình trạng "quân xanh quân đỏ" trong đấu thầu; nhưng đòi hỏi tính bảo mật rất cao. “Hạ tầng công nghệ thông tin của chúng ta đã đáp ứng được ngay chưa hay phải chuẩn bị từng bước”- đại biểu Hà Sĩ Đồng đặt câu hỏi.

Nguyễn Hải

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Phân công Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị mở rộng dự án gần 2 tỷ USD tại Cà Mau

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)