Chủ nhật 22/12/2024 18:30

Mật ong bạc hà: Đặc sản quý hiếm vùng cao nguyên đá Đồng Văn

Mật ong bạc hà là đặc sản quý hiếm chỉ có ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Nhiều gia đình ở 4 huyện vùng cao Hà Giang đã thoát nghèo và làm giàu từ nghề nuôi ong lấy mật. Hiện tại, dịp cuối năm cũng là lúc cao nguyên đá Hà Giang vào chính vụ thu hoạch mật ong bạc hà. Năm nay thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện giúp hoa bạc hà nở rộ, mật ong đạt năng suất chất lượng cao.

Là một trong những cơ sở nuôi ong lớn trên địa bàn huyện Đồng Văn, với hơn 1 nghìn tổ, ông Sùng Sính Vư - Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hà An, huyện Đồng Văn - cho biết: Năm nay, thời tiết thuận lợi, cộng với kinh nghiệm chăm sóc nên hoa Bạc hà bung nở nhiều hơn mọi năm. Thời điểm này, ông đã thu hoạch 3 lượt mật ong. Mỗi lượt được 250 đến 300 lít. Theo tính toán đến cuối vụ gia đình ông sẽ thu hoạch khoảng 2 nghìn lít, ước tổng thu nhập 1 tỷ đồng.

Hoa bạc hà

Hoa bạc hà là loài cây mọc tự nhiên, khi các đợt không khí lạnh đến với vùng cao nguyên đá, đó cũng là lúc hoa bạc hà bắt đầu vào vụ. Mật ong bạc hà là một trong những sản phẩm chủ lực của huyện Đồng Văn, mang lại nguồn thu nhập cho người dân và phát triển du lịch. Mùa mật chính bắt đầu từ đầu tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Năm nay, do vùng nguyên liệu hoa bạc hà tốt nên mật có màu vàng chanh, ánh xanh rõ rệt, vị ngọt thanh.

Đồng Văn là huyện có diện tích hoa bạc hà lớn nhất vùng cao nguyên đá với 1.124ha. Đây là nguồn nguyên liệu ưa thích của loài ong bản địa. Do khí hậu phù hợp, nên mật ong ở đây có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Hiện, tại khắp các xã trên địa bàn huyện Đồng Văn người dân đang bước vào thời điểm thu hoạch chính vụ, mật ong bạc bà. Năm nay sản lượng mật cao hơn mọi năm khoảng 10 đến 20%.

Người dân Đồng Văn đang bước vào thời điểm thu hoạch chính vụ Mật ong Bạc Hà

Giá bán mật ong bạc hà từ 400 đến 500 nghìn/lít, cao hơn so với các loại mật ong thông thường, đem lại kinh tế cao cho người dân, nhưng nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bởi nghề nuôi ong phụ thuộc 100% vào thời tiết. Hy vọng, với sự ủng hộ từ thiên nhiên cùng những định hướng của các ngành chức năng, nuôi ong sẽ là nghề giúp bà con nơi địa đầu Tổ quốc giảm nghèo bền vững và khẳng định được thương hiệu trên thị trường./.

PV

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng