Thứ sáu 27/12/2024 02:32

Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Triển khai quái vật bánh lốp phản ánh nỗ lực của Nga trong việc nâng cao chiến thuật pháo binh, ưu tiên tính cơ động, chính xác và triển khai nhanh.

Theo Army Recognition, việc xuất hiện pháo tự hành 2S43 Malva 152mm của Nga ở vùng Kursk gần biên giới Ukraine, được chia sẻ qua một video trên mạng xã hội Ukraine hôm 12/11, đã thu hút sự chú ý của giới quat sát. Pháo tự hành này, với hệ thống bánh lốp BAZ-6610-02 “Voshchina” 8x8, là minh chứng cho chiến lược đầu tư mạnh mẽ của Nga vào các hệ thống pháo binh hiện đại.

2S43 Malva không chỉ có khả năng cơ động cao mà còn sở hữu sức mạnh hỏa lực lớn, được thiết kế để tiêu diệt hàng loạt mục tiêu quân sự, từ trung tâm chỉ huy, vị trí kiên cố đến cơ sở phòng không, phục vụ đắc lực cho Nga trong chiến sự Nga-Ukraine.

This browser does not support the video element.

Malva có tốc độ bắn vượt hơn bảy viên mỗi phút, tầm bắn đạt hơn 24km, cùng chế độ "đột kích hỏa lực đồng thời" cho phép phóng nhiều đạn pháo với tốc độ và quỹ đạo khác nhau, tạo ra sức mạnh tập trung vào mục tiêu. Điều này giúp hệ thống dễ dàng hạ gục các vị trí phòng thủ của Ukraine, hỗ trợ lực lượng mặt đất Nga duy trì thế chủ động trên chiến trường.

Army Recognition dẫn lời ông Bekkhan Ozdoyev, Giám đốc Công nghiệp của Rostec, cho biết hệ thống pháo này có tính cơ động cao, phù hợp với các cuộc đấu pháo căng thẳng ở Ukraine. Thiết kế bánh lốp của Malva không chỉ giảm yêu cầu bảo trì mà còn tăng cường linh hoạt hậu cần so với các hệ thống pháo bánh xích truyền thống. Với cabin bọc thép và sức chứa lên tới 30 quả đạn, Malva cung cấp lớp bảo vệ cần thiết cho kíp lái, giúp họ duy trì hoạt động ngay cả khi đối mặt với hỏa lực phản pháo.

Ra mắt vào năm 2021 và trải qua các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước thành công vào tháng 5/2023, Malva chính thức gia nhập lực lượng vũ trang Nga. Hệ thống này lần đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu vào tháng 6/2024, tham gia vào các cuộc tấn công cơ sở hạ tầng chiến lược của Ukraine, cản trở tuyến tiếp viện của đối phương. Sự hiện diện của 2S43 Malva tại Ukraine cho thấy nỗ lực của Nga trong việc nâng cao hiệu quả pháo binh với khả năng triển khai nhanh, cơ động linh hoạt, nhằm tạo ra ưu thế trong cuộc chiến dai dẳng này.

Lựu pháo tự hành 2S43 Malva của Nga (Nguồn ảnh: ROSTEC)

Bên cạnh đó, 2S43 Malva được Nga phát triển để cạnh tranh với các hệ thống pháo tự hành bánh lốp tiên tiến như CAESAR của Pháp và Bohdana của Ukraine. Hệ thống pháo này có thể hoạt động hiệu quả trong các địa hình khác nhau, nhờ vào pháo 152mm 2A64 có tầm bắn lên tới 24,5 km, độ cao từ -3° đến +70°, cùng góc phương vị ±30°. Kết hợp giữa hỏa lực mạnh mẽ và thiết kế gọn nhẹ, Malva có thể vận chuyển dễ dàng bằng các loại máy bay quân sự như Il-76, mang lại khả năng triển khai nhanh chóng cho các nhiệm vụ ở tiền tuyến.

Cuộc xung đột kéo dài đã gây tổn thất lớn về pháo binh cho cả hai bên, buộc Nga tăng cường phát triển các hệ thống pháo tự hành như 2S35 Koalitsiya-SV – một mẫu pháo tự hành thế hệ mới có tốc độ bắn lên tới 16 viên mỗi phút, tầm bắn đạt 40 km và mở rộng tới 80 km với đạn dẫn đường. Chỉ cần ba người vận hành và có hệ thống nạp đạn tự động, Koalitsiya-SV không chỉ tăng cường hiệu quả tác chiến mà còn giảm yêu cầu nhân lực.

Tính năng vượt trội của "quái vật bánh lốp" Malva nằm ở các hệ thống nhắm mục tiêu kỹ thuật số, giúp cải thiện độ chính xác, mang lại cho Nga lợi thế trong việc kiềm chế các biện pháp phòng thủ của Ukraine. Kể từ khi được đưa vào sử dụng từ tháng 1/2024, Malva đã hỗ trợ đắc lực cho các lực lượng Nga tại tiền tuyến, cung cấp hỏa lực tập trung, duy trì sự an toàn cho kíp lái từ khoảng cách xa.

Việc triển khai 2S43 Malva, cùng với Koalitsiya-SV, phản ánh nỗ lực của Nga trong việc nâng cao chiến thuật pháo binh, ưu tiên tính cơ động, chính xác và triển khai nhanh. Với sự kết hợp của hỏa lực và tính linh hoạt, các hệ thống này thể hiện chiến lược của Nga nhằm duy trì ưu thế pháo binh trên chiến trường Ukraine, đáp ứng yêu cầu của một cuộc xung đột kéo dài và không ngừng thay đổi về chiến thuật lẫn điều kiện chiến trường.

Thế Duy
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm Syria và Iraq)

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ

Mời tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư toàn cầu tại bang Kerala, Ấn Độ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/12: Lữ đoàn 'chuẩn NATO' rút lui; UAV Ukraine đánh sập căn cứ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

“Nội soi” khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt

Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/12: Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt ở Kursk; Kiev nhận lô viện trợ khủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/12/2024: Ukraine liên tục tấn công lãnh thổ Nga; Kursk bị vây hãm

EU tăng cường kiểm tra nông sản Việt Nam từ 8/1/2025

Bản tin quân sự thế giới ngày 24/12/2024: Anh phát triển vũ khí năng lượng 'sát thủ UAV'

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/12: Nga bắt giữ lính đánh thuê Ukraine; Lữ đoàn Kiev giành thắng lợi

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế “vượt khó” tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư tại Hoa Kỳ

Bản tin quân sự thế giới ngày 23/12/2024: Mỹ và NATO có khả năng chặn được tên lửa Oreshnik?

Hội nhập thành công đưa Việt Nam trở thành 'mắt xích' quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/12: Lính Ukraine đầu hàng vô điều kiện; Ukraine bắn rơi UAV cảm tử Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/12: Lính NATO thiệt mạng ở Kharkov; bất ngờ cách tuyển quân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12: Sĩ quan NATO thiệt mạng; Ukraine nhận viện trợ 'khủng'