Thứ tư 20/11/2024 12:37

Mai sơn (Sơn La): Bí quyết “thuần phục” bưởi da xanh

Phát triển thương hiệu bưởi da xanh Mai Sơn cũng như hướng tới các thị trường trong nước và xuất khẩu là hướng đi đang được tỉnh Sơn La chú trọng.    

Bưởi da xanh được trồng nhiều ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La từ năm 2013, và trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Bưởi da xanh Mai Sơn hướng tới các thị trường trong nước và xuất khẩu

Việc trồng bưởi da xanh có ưu điểm: Thời vụ thu hoạch kéo dài; sản lượng cao, đạt khoảng 20 tấn/ha… Tuy nhiên, bưởi da xanh là cây ăn quả khó tính, để cây ra hoa, đậu quả người trồng phải tính toán kỹ từ khâu trồng, bón phân, tưới nước… đến ánh sáng.

Để khắc phục những khó khăn này, người dân Mai Sơn đã chủ động tiếp cận và mạnh dạn đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng, chăm sóc theo hướng sản xuất an toàn… Nhờ đó, những vườn bưởi da xanh ở đây luôn sai trĩu quả, mẫu mã đẹp và chất lượng tốt.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Ngọc Lan (xã Hát Lót) - cho biết: "Chúng tôi đã tổ chức đoàn đi tham quan và mua một số mắt ghép bưởi da xanh ở tỉnh Bến Tre mang về ghép thử nghiệm. Sau 2 năm, cây đơm hoa kết trái, cho chất lượng tốt và được thị trường đón nhận".

Hiện nay, HTX Ngọc Lan có gần 20 ha bưởi da xanh được trồng theo quy trình VietGAP, tập trung chủ yếu ở bản Noong Xôm và bản Nà Càng. Với mục tiêu phát triển lâu dài loại cây ăn quả này trên địa bàn, các thành viên HTX tập trung xây dựng mô hình trồng bưởi theo các tiêu chuẩn an toàn, thân thiện với môi trường, sử dụng phân bón hữu cơ thay cho các loại phân bón hóa học. Việc này giúp chất lượng đất được cải tạo tốt hơn; đồng thời bảo đảm dinh dưỡng cho cây.

Nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bưởi da xanh của địa phương, sau khi thành công trong việc trồng và phát triển các mô hình, HTX Ngọc Lan đã đưa quả bưởi da xanh vào chuỗi liên kết, áp dụng kỹ thuật để cây ra hoa cuối vụ, đảm bảo cung cấp bưởi quanh năm với chất lượng và mẫu mã đẹp. Đồng thời, HTX cũng đăng ký thương hiệu, gắn tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Từ đó, người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm bưởi da xanh Mai Sơn với những thông tin về tên sản phẩm, ngày sản xuất…, nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường và củng cố uy tín với người tiêu dùng.

Nắm được xu hướng sử dụng sản phẩm nông sản an toàn, cùng với hiệu quả mà mô hình trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ mang lại, huyện Mai Sơn và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, chương trình tư vấn cho các HTX để xây dựng mô hình nông nghiệp an toàn.

Theo lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La, trong quá trình sản xuất, Chi cục thường xuyên cử cán bộ xuống địa phương hướng dẫn người dân cách chăm sóc, bón phân, ghi chép nhật ký canh tác; đồng thời điều tra, nắm bắt tình hình sâu bệnh để đưa ra các khuyến cáo kịp thời.

Để phát triển bền vững thương hiệu bưởi da xanh Mai Sơn, hướng tới các thị trường trong nước và xuất khẩu, cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các sở, ngành chức năng trong việc quảng bá sản phẩm, kết nối thị trường cũng như sự chủ động của người nông dân.
Mai Nguyễn

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Cà Mau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Hội chợ Thương mại - Tiêu dùng ở thị trấn Sông Đốc

HĐND tỉnh Thái Bình thông qua 8 nghị quyết quan trọng

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân quản lý tốt vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu

Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu euro vào Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ: Cánh chim đầu đàn của ngành giáo dục Hoà Bình

Sắp diễn ra Hội nghị Sơ kết hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Công ty Kinh doanh điện Thanh Hóa nói gì về việc điện yếu tại xã Hà Sơn?

Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ủng hộ 4,3 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thanh Hóa chung tay xây dựng nhà ‘Đại đoàn kết’ cho hộ nghèo

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

PC Bạc Liêu: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện lực

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển