Thứ ba 26/11/2024 15:56

Mặc lãi thấp, người dân vẫn gửi 6,2 triệu tỷ đồng vào ngân hàng

Dù lãi suất thấp, người dân vẫn “ồ ạt” gửi tiền vào ngân hàng. Đến cuối tháng 3, trong ngân hàng có 6,2 triệu tỷ đồng tiền gửi cư dân, cao nhất từ trước đến nay

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố số liệu thống kê mới nhất về tiền gửi của khách hàng vào hệ thống ngân hàng. Theo đó, tiền gửi của dân cư tăng mạnh tới hơn 7,08%, trong khi đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại giảm gần 5% so với cuối năm 2022.

Cụ thể, tính đến cuối tháng 3, tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng đạt 6.280.815 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Đây cũng là tháng tăng trưởng dương thứ 16 liên tiếp của tiền gửi dân cư, bắt đầu từ tháng 12/2021.

Như vậy, chỉ tính trong 3 tháng đầu năm, có tới 415.058 tỷ đồng được dân cư gửi vào hệ thống ngân hàng. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, con số này tăng lên 806.324 tỷ đồng.

Ngược với đà tăng trưởng của tiền gửi của dân cư, tiền gửi của tổ chức kinh tế lại giảm. Tính đến cuối tháng 3, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 5.663.747 tỷ đồng, giảm gần 290.000 tỷ đồng so với cuối năm ngoái.

Mặc lãi thấp, người dân vẫn gửi 6,2 triệu tỷ đồng vào ngân hàng

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính chung tiền gửi của khách hàng tại tổ chức tín dụng vào cuối tháng 3 đạt mức hơn 11,9 triệu tỷ đồng, tăng hơn 148.000 tỷ đồng so với tháng 2, tương đương mức tăng gần 1,3%. Mức tăng trưởng huy động vốn vẫn chủ yếu dựa vào nhóm khách hàng dân cư.

Diễn biến ngược chiều của tiền gửi cá nhân và tiền gửi tổ chức thời gian qua đến từ những thay đổi về lãi suất trên thị trường cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Lãi suất huy động tăng cao đã thúc đẩy người dân gửi nhiều tiền hơn vào ngân hàng trong những tháng đầu năm, đồng thời hạn chế các khoản chi tiêu, đầu tư.

Trong khi ngược lại, lãi suất cho vay cao khiến các doanh nghiệp hạn chế đi vay, phải rút bớt tiền gửi để trang trải cho các hoạt động và đảm bảo thanh khoản. Tình hình kinh doanh khó khăn cũng khiến các doanh nghiệp thiếu hụt dòng tiền trong những tháng đầu năm nay.

Tuy nhiên, với việc các ngân hàng liên tục giảm lãi suất huy động thời gian qua, tiền gửi được kỳ vọng sẽ giảm trong thời gian tới để dòng tiền quay trở lại sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.

Về diễn biến mặt bằng lãi suất, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tiếp tục xu hướng giảm, khi Ngân hàng Nhà nước có ba lần hạ lãi suất điều hành.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 5, mặt bằng lãi suất cơ bản đã ổn định. Lãi suất phát sinh mới có xu hướng giảm dần trong các tháng đầu năm 2023. Cụ thể, lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 6,1%/năm, giảm 0,37%/năm so với cuối năm 2022. Lãi suất cho vay bình quân phát sinh mới ở mức khoảng 9,07%/năm, giảm 0,9%/năm so với cuối năm 2022.

Còn trên thị trường, tính đến nay, lãi suất tiền gửi kỳ hạn giảm sâu so với cuối năm ngoái và quý I vừa qua. Mức lãi suất huy động 9%/năm không còn mà phổ biến là dưới quanh 7%/năm áp dụng với kỳ hạn dài.

Lãi suất cao nhất khoảng 8%/năm được các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ như: ABBank, Bảo Việt Bank… niêm yết, dù giảm mạnh 0,5 - 1% so với cách đây hai tuần. Còn tại bốn ngân hàng lớn có vốn nhà nước gồm Vietcombank, Agribank, VietinBank và BIDV, lãi suất cao nhất là 6,8%/năm kỳ hạn 12 tháng.

Điều đáng quan tâm là mức lãi suất tiền gửi cao nhất được một số ngân hàng thương mại cổ phần áp dụng cho kỳ hạn 9 tháng thay vì kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên như nửa năm qua. Đơn cử VPBank niêm yết lãi suất cao nhất là kỳ hạn 8 và 9 tháng là 7,7%/năm, còn kỳ hạn 12 tháng chỉ còn 7,4%/năm; 15 tháng giảm về mức 6,6%/năm.

Theo chứng khoán VNDirect, tính đến đầu tháng 3, lãi suất huy động bắt đầu hạ nhiệt hơn đặc biệt ở kỳ hạn 12 tháng khi bình quân tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân và nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh lần lượt ở mức 7,8%/năm và 7,2%/năm, giảm lần lượt 41 điểm và 20 điểm cơ bản so với thời điểm cuối tháng 1.

Nhóm phân tích kỳ vọng lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn 12 tháng sẽ giảm xuống 6,5%/năm trong năm nay do nhu cầu tín dụng yếu do tăng trưởng kinh tế chậm chạp và thị trường bất động sản ảm đạm; Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, từ đó bơm thêm tiền vào nền kinh tế và Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa để giảm lãi suất điều hành

Đồng tình với quan điểm này, công ty chứng khoán KB Việt Nam cho rằng, Ngân hàng Nhà nước có nhiều lý do để tiếp tục nới lỏng và nhiều khả năng sẽ có thêm đợt hạ lãi suất trong nửa cuối năm nay.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024