Thứ ba 26/11/2024 05:21

Luật Dầu khí (sửa đổi): Nghiên cứu xác định địa vị pháp lý cụ thể của PVN

Góp ý về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), đại biểu Quốc hội đề nghị cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), đại biểu Trần Hoàng Ngân - đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh nêu những con số ấn tượng về ngành dầu khí như: Việt Nam còn 51 hợp đồng đang tiếp tục khai thác, ngành dầu khíViệt Nam đã khai thác trên 420 triệu tấn dầu và trên 160 tỷ m3 khí.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân – đoàn TP. Hồ Chí Minh phát biểu thảo luận tại hội trường Diên Hồng

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) - doanh nghiệp nòng cốt của ngành dầu khí đã có những đóng góp quan trọng cho tổng thu ngân sách Nhà nước và tổng sản phẩm quốc nội; giai đoạn 2006-2015 đóng góp khoảng 20 - 25% tổng thu ngân sách và GDP. Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 33 trên 98 quốc gia có sản lượng dầu khai thác trong năm 2021.

Theo đại biểu, đây là một thành tựu rất đáng khích lệ nhưng hiện nay hầu hết các mỏ dầu khí chủ đạo đều đang khai thác với mức độ suy giảm sâu về sản lượng. Các mỏ mới dự kiến đưa vào phần lớn các mỏ có cấu tạo phức tạp, trữ lượng nhỏ, công tác khai thác gặp nhiều khó khăn và thách thức nguồn tài nguyên dầu khí tại chỗ.

"Trong khi đó các thể chế, chính sách hiện hành chưa có cơ chế khuyến khích phù hợp cho hoạt động đầu tư để phát triển các mỏ nhỏ và cận biên, khuyến khích thu hút thêm nhà đầu tư trong nước và nước ngoài" - đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.

Góp ý chi tiết nội dung dự thảo Luật Dầu khí, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết, dự thảo gồm 64 Điều, 11 chương. Mặc dù, Ban soạn thảo cũng có nghiên cứu, tham khảo các luật của Malaysia, Indonesia… Tuy nhiên, còn một số tồn tại, đó là khó khăn trong xây dựng luật là làm sao để tách bạch được chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia.

Đồng thời, làm sao khuyến khích được xã hội hóa, thu hút được nhà đầu tư nước ngoài, thu hút được tư nhân nhưng vẫn đảm bảo được vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo được an ninh, quốc phòng. "Trong dự thảo luật, việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền giữa Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng chưa rõ ràng" - đại biểu nêu.

Trong Chương 1 tại Điều 3 về giải thích từ ngữ, đại biểu đề nghị giải thích thêm các cụm từ hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, hợp đồng tặng thu tài nguyên dầu khí… Đại biểu bày tỏ băn khoăn, trong dự thảo luật dành một chương đề cập đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và có tới 86 cụm từ Tập đoàn dầu khí Việt Nam xuất hiện trong dự thảo luật. Quy định như vậy dễ dẫn đến sự hiểu lầm là luật này dành cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Ngoài ra, ông Trần Hoàng Ngân đề nghị thêm một chương về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về dầu khí, bởi dầu khí là tài nguyên quốc gia có ý nghĩa quan trọng đến việc đảm bảo an ninh năng lượng và góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Về lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng dầu khí tại Chương 3, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị nên soạn thảo trên cơ sở tôn trọng pháp luật đấu thầu.

Về ưu đãi trong hoạt động dầu khí tại Chương 6, đại biểu nhận thấy, đây là nội dung rất tích cực vì thúc đẩy việc thu hút thêm các nhà đầu tư, các nhàđầu tư nước ngoài tham gia trong việc khai thác, tìm kiếm, thăm dò thì điều khoản ưu đãi trong hoạt động dầu khí là rất cần thiết.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị làm sao lượng hóa được các điều khoản này. Đồng thời giải thích rõ hơn từ ngữ “hiệu quả đầu tư tối thiểu”, “đối tượng tìm kiếm, thăm dò dầu khí mang tính định hướng”. Đại biểu băn khoăn mang tính định hướng là như thế nào để xác định được đối tượng ưu đãi…

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị xem xét đổi tên Chương 7 của dự thảo Luật thành công tác tài chính của hoạt động dầu khí. Đồng thời, bổ sung thêm quy định về vai trò của Bộ Quốc phòng trong đảm bảo an ninh quốc phòng vào dự thảo Luật.

Thảo luận về dự án Luật này, đại biểu Tống Văn Băng - đoàn Hải Phòng nhất trí với các mục tiêu đặc thù như trong Tờ trình của Chính phủ, bên cạnh việc tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành dầu khí, sự đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước của ngành dầu khí, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, mục tiêu quan trọng hơn là góp phần bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.

Đại biểu nhận thấy, điều này cũng lý giải khi trong luật có những quy định khác biệt hơn so với các nguồn tài nguyên khác như năng lượng, tài nguyên nước, năng lượng mặt trời, gió…

Để đảm bảo các yếu tố liên quan đến bảo vệ chủ quyền thông qua các hoạt động điều tra, thăm dò, nghiên cứu, khai thác biển liên quan đến biên giới quốc gia trên biển, liên quan đến vùng trời, trên các công trình đó, đại biểu Tống Văn Băng đề nghị bổ sung vào văn bản vi phạm pháp luật liên quan đến Luật Dầu khí lần này là Luật Biên giới quốc gia năm 2003 mà trong Báo cáo số 80 của Bộ Công Thương và Ban soạn thảo chưa đề cập đến danh sách 21 Luật liên quan này.

Đại biểu cũng đề nghị cần nghiên cứu việc xác định địa vị pháp lý cụ thể của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đồng thời cần xác định cụ thể hơn theo Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Đồng thời, đại biểu cho rằng, hiện chưa thấy nêu trong dự thảo Luật vấn đề tranh chấp hoặc có nguy cơ tranh chấp về dân sự, kinh tế có yếu tố nước ngoài. Trong thực tế đối với lĩnh vực dầu khí, giao dịch để xảy ra xung đột pháp luật liên quan đến tranh chấp dân sự, kinh tế, thương mại hóa lao động có yếu tố nước ngoài là có khả năng xảy ra. Do đó, Ban soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét bổ sung thêm quy định về giải quyết xung đột pháp luật trong Luật Dầu khí.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Dầu khí và Than

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria gặp gỡ báo chí

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria: Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực

Nên để cơ quan báo, tạp chí quyết định diện tích quảng cáo trên báo in

Kiểm soát nội dung quảng cáo trực tuyến: Thiết lập chế tài mạnh

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)