Thứ hai 23/12/2024 14:17

Lữ hành “tung chiêu” kéo khách trở lại TP. Hồ Chí Minh

Ngoài triển khai 42 chương trình du lịch nội đô, sắp tới đây TP. Hồ Chí Minh còn tổ chức sự kiện Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam để kéo khách trở lại.

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, để thu hút du khách, ngành du lịch thành phố đã phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành công bố và triển khai 42 chương trình du lịch nội đô tại TP. Thủ Đức và 21 quận, huyện; làm mới các chương trình du lịch tại các điểm đến của thành phố, gắn với các hoạt động trải nghiệm, đạp xe tại các vùng nông thôn ngoại thành; tìm hiểu văn hóa địa phương, tham gia các hoạt động hướng đến việc bảo vệ môi trường; thúc đẩy liên kết hợp tác du lịch với các tỉnh, thành trên cả nước bằng các chương trình kết nối tour du lịch liên vùng, liên tỉnh...

TP. Hồ Chí Minh đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp phục hồi ngành du lịch

Cũng nằm trong chuỗi các hoạt động để “kéo du khách” đến thành phố, ngày 8/8 tới đây, Hiệp hội du lịch TP. Hồ Chí Minh và Hiệp hội du lịch Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức diễn đàn “Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam năm 2022” tại TP. Hồ Chí Minh.

Điểm đặc biệt là sự kiện sẽ mở cửa miễn phí đón khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua tour du lịch, mua dịch vụ tại các gian hàng. Theo đó, nhằm thu hút du khách, các đơn vị du lịch cũng đã đăng ký phát hành hàng trăm nghìn voucher với giá ưu đãi dành cho khách tham quan trong 2 ngày diễn ra diễn đàn (ngày 8 và 9/8/2022).

Là đơn vị phát hành các phiếu giảm giá, khuyến mãi cho du khách từ sớm, ông Nguyễn Ngọc Tấn - Tổng Giám đốc SacoTravel - cho biết: Để kích cầu du lịch, đơn vị cũng chuẩn bị phát hành rất nhiều voucher như: 10.000 voucher về Tây Ninh giảm giá 10 - 40%, voucher khách sạn 5 sao tại Quy Nhơn thấp hơn giá thị trường tới 60%... Ngoài ra, đơn vị cũng còn nhiều chương trình khác, khách hàng có thể tìm hiểu trên website để có thể mua được tour chất lượng với giá ưu đãi, khuyến mãi.

Nói về sự kiện này, bà Nguyễn Thị Khánh - Chủ tịch Hiệp hội du lịch TP. Hồ Chí Minh cũng - cho biết: Với chủ đề “Tăng trưởng du lịch quốc tế, phục hồi toàn diện du lịch Việt Nam”, diễn đàn được tổ chức dưới hình thức sự kiện giao thương, kết nối, trao đổi, tọa đàm, ký kết hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, với các hãng lữ hành, các điểm đến du lịch để kéo nhiều du khách quốc tế đến với Việt Nam nhiều hơn. Tại diễn đàn này, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng có cơ hội ký kết, hợp tác, đàm phán, định hướng phát triển các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, đảm bảo tiêu chí an toàn để giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước.

Theo bà Nguyễn Thị Khánh, trong lần đầu tiên tổ chức Hiệp hội kỳ vọng sẽ là bước khởi đầu mạnh mẽ cho mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng cũng như doanh nghiệp lữ hành trên cả nước nói chung, để hướng tới việc thu hút du khách từ thị trường quốc tế sau đại dịch Covid-19.

Đánh giá từ các đơn vị lữ hành cho thấy, việc đẩy mạnh các chương trình kích cầucũng như làm mới điểm tour trong thời gian qua đã và đang góp phần giúp ngành du lịch thành phố “hồi sinh”. Bằng chứng là trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh đã đón hơn 11 triệu lượt khách nội địa, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái và đón được gần 500.000 lượt khách quốc tế. Tổng thu du lịch 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 50.000 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, theo một báo cáo vừa được công bố bởi nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến Agoda (dựa trên dữ liệu đặt phòng của khách du lịch từ tháng 5 đến hết tháng 8/2022), thì TP. Hồ Chí Minh còn đang đứng đầu danh sách điểm đến lý tưởng tại Việt Nam cho du khách trong và ngoài nước. Những tín hiệu này cho thấy các giải pháp phục hồi du lịch của thành phố đang đi đúng hướng.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo