Thứ sáu 03/01/2025 10:11

Long An: Hiệu quả từ Chương trình Khuyến công quốc gia

Các đề án chế biến nông sản được khuyến công Long An hỗ trợ triển khai trong thời gian qua đã giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tăng năng suất, chất lượng, từ đó gia tăng giá trị nông sản của địa phương.

Là một trong những địa phương có lợi thế về phát triển nông nghiệp, nhất là với các loại nông sản có khả năng xuất khẩu. Những năm qua, Long An rất chú trọng tới phát triển lĩnh vực này, một số vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá cũng đã được thành hình.

Nghiệm thu dây chuyền chiết rót, đóng gói mắm ruốc tự động

Trên địa bàn tỉnh, lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản không hề nhỏ, khoảng hơn 200 doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp chế biến nông sản thô, ít chế biến sâu nên giá trị sản phẩm không cao. Chỉ một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư bài bản, có khả năng chế biến sâu nhưng chủ yếu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, khả năng tiêu thụ nông sản tại chỗ lại không nhiều.

Nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu này, Long An định hướng rõ ràng và huy động nguồn lực của mọi ngành nghề liên quan cho phát triển chế biến nông sản và ngành Công Thương đã góp sức đáng kể. Thông qua Đề án khuyến công quốc gia điểm “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Long An phát triển sản xuất các sản phẩm từ nông sản giai đoạn 2021 – 2023”, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Long An (trung tâm) đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp, cơ sở trong lĩnh vực chế biến nông sản.

Theo số liệu, năm 2021 mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng tới tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư, trung tâm vẫn nỗ lực đồng hành cũng doanh nghiệp triển khai hoàn thành đề án điểm với hiệu quả cao.

Là một trong 5 đơn vị thụ hưởng, từ sự hỗ trợ của nguồn vốn khuyến công, Công ty CP Thực phẩm HG đã đầu tư máy nghiền bột thanh long siêu mịn (Model MN-2021, xuất xứ Việt Nam, mới 100%) tổng kinh phí 600 triệu đồng, trong đó kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 300 triệu đồng. Theo đại diện đơn vị thụ hưởng, việc đầu tư máy móc chế biến sau thu hoạch đã giúp doanh nghiệp tăng năng suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận. Đồng thời, một phần hỗ trợ người dân địa phương tránh tình trạng được mùa mất giá và được giá mất mùa.

Tương tự, hộ kinh doanh Lâm Văn Nguyên sau khi đưa dây chuyền sơ chế và phân loại chanh (Model: PLC-2021) được hỗ trợ đầu tư vào sản xuất đã phần nào khắc phục được tình trạng thiếu lao động trong khâu rửa và phân loại kích cỡ chanh, dẫn đến kéo dài thời gian tồn trữ, làm giảm giá trị sản phẩm.

Có thể thấy, sự hỗ trợ đúng và trúng đối tượng của ngành Công Thương Long An thông qua nguồn vốn khuyến công đã góp sức đáng kể giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn hiện đại hóa dần sản xuất, tiến tới mục tiêu chế biến sâu và sản xuất công nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông sản.

Được biết, bên cạnh nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, Long An cũng dành một phần đáng kể nguồn kinh phí khuyến công địa phương cho triển khai các đề án chế biến nông sản, như: Ứng dụng dây chuyền công nghệ trong chiết rót, đóng gói mắm ruốc tự động; ứng dụng máy sấy trong sản xuất lạp xưởng; ứng dụng máy đóng gói nguyên liệu dạng sệt trong sản xuất chanh, tắc xí muội…

Với những kết quả khả quan đã đạt được, doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trong lĩnh vực chế biến nông sản tiếp tục là đối tượng ưu tiên hỗ trợ của khuyến công Long An trong năm 2022. Ngoài ra, trung tâm cũng dự kiến một số chỉ tiêu kế hoạch thực hiện trong năm nay, như: Thực hiện và hoàn thành kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia với 3 tỷ đồng, 1,5 tỷ đồng kinh phí khuyến công địa phương, 3 tỷ đồng kinh phí xúc tiến thương mại, 1,8 tỷ đồng từ giá trị hợp đồng tư vấn…

Năm 2021, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Long An đã hoàn thành 100% kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia, địa phương được đối tượng thụ hưởng ghi nhận đạt hiệu quả tốt.
Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Khuyến công quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh