Thứ tư 18/12/2024 17:37

Long An dẫn đầu kim ngạch thương mại hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Theo Tổng cục Hải quan, Long An là tỉnh có kim ngạch thương mại hàng hóa lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong quý III/2024, với giá trị 3,39 tỷ USD.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng thương mại hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong quý III/2024 đạt 11,1 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, Long An là tỉnh có kim ngạch thương mại hàng hóa lớn nhất vùng trong quý III/2024 với giá trị 3,39 tỷ USD. Riêng trong tháng 9/2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Long An ước đạt 1.240 triệu USD (xuất khẩu 730 triệu USD, tăng 36,96% so với cùng kỳ; nhập khẩu 510 triệu USD, tăng 22,59% so với cùng kỳ). Lũy kế 9 tháng đầu năm, kim ngạch ước đạt 9,575 tỷ USD (xuất khẩu ước 5,827 tỷ USD, tăng 2,62% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước 3,748 tỷ USD, tăng 16,72%).

Trong quý III/2024, Long An dẫn đầu kim ngạch thương mại hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh minh họa

Đứng ở vị trí thứ 2 trong vùng là tỉnh Tiền Giang với 2,64 tỷ USD, tiếp đến là tỉnh Đồng Tháp với 943 triệu USD, Sóc Trăng với 623 triệu USD, An Giang với 620 triệu USD, Cần Thơ với 597 triệu USD, Bến Tre với 511 triệu USD.

Vĩnh Long là địa phương có kim ngạch thương mại đứng vị trí thứ 8 của vùng trong quý III/2024, đạt 448 triệu USD; sau đó là Cà Mau với 370 triệu USD và Hậu Giang với 283 triệu USD.

Ba địa phương xếp cuối cùng lần lượt là Kiên Giang với 280 triệu USD, Trà Vinh với 225 triệu USD và Bạc Liêu với 183 triệu USD.

Hoạt động xuất khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long trong quý III/2024 đã có những bước tiến đáng kể, đạt mức 7,66 tỷ USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước. Long An và Tiền Giang dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 2,04 tỷ USD và 1,86 tỷ USD, tăng lần lượt 14,9% và 42,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của hai tỉnh này đạt 3,9 tỷ USD, chiếm 50,9% giá trị xuất khẩu hàng hóa của vùng.

Bên cạnh Long An và Tiền Giang, các tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cần Thơ và Bến Tre cũng có những đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng. Cụ thể, so với cùng kỳ năm ngoái, Đồng Tháp có mức tăng trưởng 33,1%, đạt 685 triệu USD. Sóc Trăng đạt 572 triệu USD, tăng 29,5%. Cần Thơ và Bến Tre lần lượt đóng góp 484 triệu USD (tăng 15,6%) và 391 triệu USD (tăng 5,7%).

Ngược lại, An Giang và Kiên Giang lại đối mặt với một số khó khăn, khiến kim ngạch xuất khẩu của hai tỉnh này giảm lần lượt 4,5% và 9,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 364 triệu USD và 227 triệu USD.

Xét về giá trị, hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất trong quý III/2024, đạt lần lượt 160 triệu USD và 114 triệu USD, tăng lần lượt 20,7% và 34,5% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng Cà Mau thu về 276 triệu USD từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong quý III/2024, tăng 5,3%. Tỉnh Vĩnh Long và Hậu Giang cũng mang về lần lượt 279 triệu USD và 203 triệu USD, tăng lần lượt 25% và 28%.

Trong quý III/2024, hoạt động nhập khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long đạt 3,46 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước. Long An tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với 1,35 tỷ USD, tăng 16,7%. Tiền Giang, Đồng Tháp và An Giang cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, lần lượt là 26,9%, 18,3% và 56,9%.

Cà Mau dẫn đầu về mức tăng trưởng nhập khẩu với con số ấn tượng +81,1%, đạt 94,4 triệu USD. Bên cạnh đó, Bến Tre, Kiên Giang và Hậu Giang cũng ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt là 25,2%, 22,2% và 20,2%.

Trái ngược với đà tăng trưởng chung của các tỉnh khác, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng và Cần Thơ lại gặp phải một số khó khăn trong hoạt động nhập khẩu. Cụ thể, Bạc Liêu chỉ tăng nhẹ 0,04%, Trà Vinh giảm 17,5%, Sóc Trăng giảm 3,3% và Cần Thơ giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Hải quan

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: 5.000 hoa đăng thắp sáng tại ngày hội du lịch quận Ninh Kiều

Quảng Nam: Giao lưu 'Vang mãi bản hùng ca quyết thắng'

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Thái Bình: Chỉ số DDCI năm 2024 tiếp tục được cải thiện so với năm 2023

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Quảng Bình: Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm

Ông Bùi Đức Hinh được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Thanh Hóa: Nhiều kết quả ấn tượng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Bắc Giang: Sớm đưa khu công nghiệp được đầu tư gần 3,8 nghìn tỷ đồng vào hoạt động

Lai Châu: Lễ ra quân đợt cao điểm trấn áp các loại tội phạm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới

TP. Hồ Chí Minh: Xe điện 3 bánh bị cấm lưu thông nhưng vẫn bán tràn lan

8 nhiệm vụ trọng tâm để Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá

Thanh Hóa: Chất vấn Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư về các dự án trọng điểm chậm tiến độ