Thứ năm 07/11/2024 19:33

Loại bỏ bao cấp, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng

Nghị quyết số 55-NQ/TW về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Bộ Chính trị ban hành, đã nhấn mạnh, kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh thiếu bình đẳng, minh bạch trong ngành năng lượng.  Điều này nhận được sự hưởng ứng của các chuyên gia và doanh nghiệp, bởi họ sẽ trực tiếp quản lý, xây dựng và sẽ không chịu tác động quá nhiều bởi thu xếp vốn và đầu tư vốn.

Hiện nay, Việt Nam đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới có những thay đổi về chất, đòi hỏi ngành năng lượng Việt Nam cũng phải có những bước phát triển mới. Ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế trung ương - cho rằng, phát triển ngành năng lượng nhanh, bền vững cần đi trước một bước, gắn với bảo đảm môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng an ninh, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, và là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Nghị quyết 55 khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hóa phát triển năng lượng

Để đạt được mục đích như Bộ Chính trị đưa trong Nghị quyết 55, theo ông Nguyễn Văn Bình, cần nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch với nhiều hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh. Đó là áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng. “Đồng thời, khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng. Kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh thiếu bình đẳng, minh bạch trong ngành năng lượng” - ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

Ngay sau khi Nghị quyết 55 của Trương ương ra đời, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp hưởng ứng chiến lược phát triển ngành năng lượng này, bởi đây là những vấn đề cốt yếu, để hoạch định các chính sách, biện pháp cụ thể cho kế hoạch kinh tế Việt Nam 2045.

Tiến sĩ Trần Đình Thiên - thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - cho rằng, những nội dung trong Nghị quyết 55 được các chuyên gia về năng lượng ở Việt Nam đánh giá cao, và cho rằng Nghị quyết này là bước đột phá mở ra thị trường năng lượng cạnh tranh thực sự của Việt Nam. Việc phát triển năng lượng của quốc gia không chỉ là trách nhiệm của một ngành mà đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt của các cấp ủy Đảng và chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt, phát triển năng lượng quốc gia phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường.

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Tâm Tiến – Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nam – chia sẻ, trước nay lĩnh vực năng lượng là độc quyền của nhà nước, tuy nhiên, với sự ra đời của Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh rõ, bỏ độc quyền, bỏ các rào cản bất hợp lý để xã hội hóa cho tư nhân đi vào truyền tải, đã khiến nhiều nhà đầu tư rất hào hứng.

Thực tế, việc đầu tư vào ngành năng lượng yêu cầu lượng vốn khổng lồ, nếu chỉ có nhà nước thì không thể theo kịp yêu cầu phát triển, ảnh hưởng đến an nình năng lượng và sự phát triển bền vững. “Tư nhân vào thì nó mới tạo ra thị trường, tư nhân thì người ta mới phát triển theo tư duy của thị trường và tính cạnh tranh sẽ cao hơn nhiều. Mình phải bình đẳng trong việc đối xử với người ta, mà để bình đẳng đối xử, để cạnh tranh cho rõ ràng thì phải công khai, minh bạch” - tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn - nguyên Trưởng ban Chiến lược, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam nhấn mạnh và cho biết thêm, tư nhân tham gia sâu hơn vào ngành năng lượng không chỉ đảm bảo vững chắc hơn cho an ninh năng lượng của đất nước, mà còn tạo môi trường minh bạch để nền kinh tế thực sự phát triển bền vững.

Theo ông Hoàng Anh Đức - Trưởng đại diện Tập đoàn Năng lượng Enterprize tại Việt Nam, khi có nhà đầu tư tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài tham gia thì họ sẽ trực tiếp quản lý và xây dựng, và sẽ không chịu tác động quá nhiều bởi thu xếp vốn và đầu tư vốn bởi vì họ đã đi cùng các tổ chức quốc tế để tham gia ngay từ đầu.

Không chỉ là vốn, công nghệ, sự tham gia của tư nhân cũng sẽ khiến ngành năng lượng thay đổi cơ bản, tạo lập được thị trường đúng nghĩa cho phát triển.

Tư nhân tham gia mạnh mẽ hơn vào ngành năng lượng là một trong nhiều điểm rất mới trong định hướng phát triển năng lượng của Việt Nam, nhưng ngoài ra, Nghị quyết 55 còn rất nhiều điểm đột phá khác. Là cơ quan xây dựng nội dung Nghị quyết 55, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng đây là những điểm có thể tháo gỡ được nút thắt trong phát triển năng lượng, giải quyết bài toán năng lượng phát triển bền vững cho Việt Nam trong tương lai.

Nghị quyết 55 là bước đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia và là chìa khóa sự thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực điện năng. Nghị quyết cũng đã nêu rõ những hạn chế, yếu kém của ngành năng lượng nước ta thời gian vừa qua và đưa ra quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và tầm nhìn để phát triển. “Khi các nguồn năng lượng sơ cấp đã dần cạn kiệt, mục tiêu phát triển các ngành năng lượng tái tạo là hướng đi đúng và tất yếu đối với Việt Nam. Xu hướng này sẽ là kim chỉ nam cho phát triển ngành năng lượng trong tương lai” - tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn nhấn mạnh.

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung

Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 3

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải 'bài toán' khó cho thị trường điện

Đợt nắng nóng đỉnh điểm đẩy Trung Quốc bước vào 'cơn sốt' năng lượng

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG