Thứ sáu 27/12/2024 06:14

Lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tạo đỉnh mới

Kết thúc ngày giao dịch 30/1, giá cà phê Arabica phục hồi 2,51%; giá cà phê Robusta tăng thêm 1,86%, tạo đỉnh mới trong 30 năm.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc ngày giao dịch 30/1, giá cà phê Arabica phục hồi 2,51%; giá Robusta tăng thêm 1,86%, tạo đỉnh mới trong 30 năm. Tồn kho trên Sở ICE tiếp tục giảm sâu, đẩy lo ngại thiếu hụt nguồn cung thêm nghiêm trọng.

Tồn kho Robusta trên Sở ICE-EU tính đến hết ngày 29/1 giảm 910 tấn, còn 28.860 tấn, một trong những lượng cà phê lưu trữ thấp nhất từng ghi nhận.

Giá cà phê Arabica phục hồi 2,51%; giá Robusta tăng thêm 1,86%, tạo đỉnh mới trong 30 năm

Bên cạnh đó, trong báo cáo kết phiên 29/1, tổng lượng Arabica đã qua chứng nhận tại Sở ICE-US giảm 5.741 bao, còn 243.465 bao. Hoạt động phân loại cà phê tiếp tục đình trệ trong khi nhu cầu tiêu thụ vẫn tiếp diễn khiến cho tồn kho đạt chuẩn giảm mạnh dù số cà phê chờ phân loại đã tăng lên 81.998 bao.

Ngoài ra, tháng 1, chỉ số Dollar Index suy yếu, niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng cao và số việc làm mới cao cũng hơn dự kiến. Những yếu tố này kéo tỷ giá USD/BRL đi xuống vào nửa cuối phiên tối. Chênh lệch tỷ giá thu hẹp làm hạn chế nhu cầu bán hàng của nông dân Brazil, từ đó thúc đẩy giá cà phê tăng.

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (31/1), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg. Theo đó, cà phê trong nước hiện được thu mua quanh mức 78.000 - 79.000 đồng/kg.

Theo chuyên gia, Việt Nam có lợi thế về cà phê Robusta. Giá loại này tăng nhiều phiên liên tiếp do lo ngại nguồn cung từ châu Á và tuyến vận tải biển Âu – Á qua kênh đào Suez bị tắc nghẽn.

Ngoài ra, sản lượng cà phê nước ta thu hoạch năm nay dự kiến giảm 20-40% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn lãi lớn vì giá thu mua cao. Niên vụ 2023-2024, sản lượng cà phê của nước ta dự kiến giảm xuống 1,6-1,7 triệu tấn, Vicofa thông tin, thấp hơn mức 1,78 triệu tấn niên vụ trước đó.

Tại Việt Nam, Hiệp hội Cà phê, Ca cao ước tính sản lượng cà phê niên vụ 2023/2024 (từ tháng 10/2023 đến tháng 9/2024) giảm 10% so với niên vụ trước đó, xuống còn 1,6 triệu tấn. Điều này là do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, diện tích trồng xen tăng, người nông dân đầu tư vào các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như: sầu riêng, cây ăn trái.

Sản lượng cà phê nước ta thu hoạch năm nay dự kiến giảm 20-40% so với cùng kỳ năm ngoái

Cùng với giảm sản lượng, tồn kho vụ cũ chuyển qua vụ mới cũng ở mức thấp nhất qua các năm. Nếu như ở niên vụ 2022-2023, lượng tồn kho chuyển từ vụ trước đó khoảng 160 ngàn tấn thì năm nay con số này chưa bằng một nửa, khoảng 58 ngàn tấn.

Những số liệu nói trên cho thấy thị trường cà phê trong nước cũng như thế giới sẽ tiếp tục biến động. Các chuyên gia dự báo giá cà phê niên vụ 2023-2024 sẽ tiếp tục giữ ở mức cao, bởi đây là lúc các nhà rang xay trên thế giới mua tồn kho và nhu cầu sẽ càng tăng, vì vậy giá cà phê khó có cơ hội đi xuống.

Định hướng của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đối với cà phê là mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030, đồng thời, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cà phê Việt Nam.

Để làm được điều này, ngành cà phê cần được quan tâm đồng bộ với giải pháp tổng thể, trong đó, đẩy mạnh sản lượng và chất lượng vùng cà phê nguyên liệu, đồng thời, gia tăng tỷ lệ chế biến sâu.

Thực tế, nhiều vùng trồng cà phê của Việt Nam đang chủ động tái canh, đưa các giống cà phê chất lượng, năng suất tốt vào chế biến. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đang cùng các địa phương có diện tích trồng cà phê lớn tiến hành khảo sát, quy hoạch vùng gắn với định danh vùng trồng, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu từ quá trình gieo trồng.

Dự kiến từ nay đến năm 2025, cả nước sẽ tái canh 75.000ha, ghép cải tạo 32.000ha cà phê, trong đó cà phê Arabica chiếm khoảng 20% tổng diện tích. Ngoài ra, hầu hết diện tích cà phê tái canh được trồng bằng giống mới có năng suất cao và chất lượng vượt trội.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm