Chủ nhật 22/12/2024 19:26

Lo ngại chính sách sẽ cản trở doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Góp ý dự thảo xây dựng Luật Phá sản (sửa đổi), VCCI lo ngại một số chính sách thiếu rõ ràng có thể sẽ cản trở doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Góp ý về Luật Phá sản (sửa đổi) theo yêu cầu của Toà án nhân dân tối cao, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phá sản (sửa đổi) đã đề xuất các chính sách khá hợp lý, xuất phát từ những vướng mắc của thực tiễn và hướng tới xây dựng quy trình giải quyết phá sản ngày càng nhanh chóng, thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để các chính sách đề xuất có tính khả thi và rõ ràng hơn cần cân nhắc và làm rõ hơn một số nội dung.

Cụ thể, về chính sách liên quan đến xây dựng và hoàn thiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Các chính sách rõ ràng sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Ảnh Khắc Trí

Dự thảo đề xuất xây dựng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh theo hướng độc lập với thủ tục phá sản. Doanh nghiệp, hợp tác xã có nguy cơ mất khả năng thanh toán và chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phục hồi nhằm cứu doanh nghiệp, hợp tác xã và bảo toàn tiền, tài sản của mình.

Theo VCCI, đây là chính sách thay đổi lớn so với quy định hiện hành. Mục tiêu của quy định “khuyến khích, ưu tiên áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh từ sớm, khi doanh nghiệp, hợp tác xã có nguy cơ mất khả năng thanh toán để thoát khỏi tình trạng khó khăn, khôi phục hoạt động kinh doanh” là hoàn toàn phù hợp và có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được phục hồi, giảm nguy cơ phá sản.

Tuy vậy, để chính sách này có tính khả thi, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ hơn 2 vấn đề. Thứ nhất, việc căn cứ để yêu cầu mở thủ tục phục hồi doanh nghiệp là gì? Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp hoặc chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phục hồi, cũng như Tòa án xem xét thụ lý đơn. Đồng thời, cần thiết kế quy định này hợp lý để tránh tình trạng thủ tục phá sản bị kéo dài, bởi sau khi xem xét theo thủ tục phục hồi doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện phục hồi thì Tòa án sẽ chuyển vụ việc sang thủ tục phá sản.

“Như vậy, quy trình phá sản của doanh nghiệp sẽ bị kéo dài vì phải trải qua một bước thủ tục phục hồi trước đó. Điều này sẽ cản trở doanh nghiệp lựa chọn phương thức này để rút lui khỏi thị trường” – văn bản góp ý của VCCI nêu.

Thứ hai, liên quan đến các chính sách hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, Dự thảo đưa ra một số chính sách đặc thù như “cung cấp danh sách các tổ chức nghề nghiệp có chức năng, khả năng hỗ trợ quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, hợp tác xã; danh sách các chuyên gia kinh tế có kiến thức, kinh nghiệm có thể hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình tái cấu trúc lại hoạt động sản xuất kinh doanh …”.

Theo VCCI, việc cung cấp danh sách chuyên gia hay tổ chức để hỗ trợ quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp có thể thực hiện theo quy định của pháp luật phá sản hiện hành ở quy trình phục hồi doanh nghiệp, tuy nhiên vấn đề là doanh nghiệp hoặc chủ nợ có sử dụng các chuyên gia, tổ chức này hay không. Vì vậy, vẫn chưa nhìn thấy điểm đặc thù của chính sách này hơn so với quy định hiện hành.

Để rõ ràng hơn cho dự thảo và tăng tính khả thi của chính sách, VCCI đề nghị bổ sung các nội dung để làm rõ hơn về thủ tục phục hồi doanh nghiệp.

Về Chính sách xây dựng thủ tục phục hồi giản lược, thủ tục phá sản giản lược đối với doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo VCCI, Dự thảo đề xuất xây dựng thủ tục phục hồi giản lược, thủ tục phá sản giản lược để tạo cơ chế giải quyết nhanh chóng, hiệu quả thủ tục phục hồi hoặc thủ tục phá sản. Chính sách sách này là hợp lý, nhằm giải quyết nhanh chóng thủ tục phục hồi, phá sản và tạo động lực, thu hút doanh nghiệp lựa chọn thủ tục này khi muốn rút lui khỏi thị trường.

Trong chính sách này, Dự thảo đề xuất giảm thời gian tiến hành các thủ tục phục hồi, thủ tục phá sản giản lược so với thủ tục chung, trong đó “không chỉ định Quản tài viên trừ một số trường hợp nhất định”.

Điều này là bất cập, bởi theo phân tích của chuyên gia pháp lý từ VCCI, trong thủ tục phá sản, Quản tài viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc thống kê tài sản, chủ nợ, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không có người đại diện theo pháp luật, bán tài sản của doanh nghiệp ….

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đặt băn khoăn: Trong trường hợp không chỉ định Quản tài viên, thì chủ thể nào sẽ thực hiện các công việc mà Quản tài viên thực hiện ở thủ tục giản lược? Theo đó, VCCI đề nghị bổ sung rõ hơn về đề xuất này để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của chính sách.

Nguyễn Hoà

Tin cùng chuyên mục

Mộc Châu Milk ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và chăn nuôi bò sữa

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Doanh nghiệp sữa Cô gái Hà Lan được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

PC Đắk Nông: Nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa dịp cuối năm

Saigon Co.op tặng 900 vé xe 0 đồng cho người lao động về quê đón Tết Nguyên đán 2025

Grab và DatVietVAC hợp tác gia tăng quyền lợi cho người dùng tại Việt Nam

Tập đoàn Khoa học công nghệ Hoàng Việt - Doanh nghiệp tâm huyết vì sự nghiệp “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng”

Bưu điện Việt Nam nhận giải Vàng Chất lượng quốc gia

Boeing mong muốn đầu tư vào Việt Nam

Nestlé Việt Nam vinh dự đón nhận “Giải Vàng Chất lượng Quốc gia” lần thứ 2

EVNGENCO2 đóng góp gần 700 đơn vị máu trong Tuần lễ hồng EVN lần X

Growatt thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà, góp phần thực hiện Quy hoạch điện 8

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Luật Thi hành án dân sự tác động rất lớn đến môi trường kinh doanh

J&T Express tăng cường 20% shipper, đầu tư hàng trăm phương tiện vận tải phục vụ mùa tết 2025

LG ra mắt điều hòa DUALCOOLTM AI AIR với làn gió thông minh, tiết kiệm điện năng và lọc khí toàn diện

VnExpress Marathon Hải Phòng 2024 thu hút nhiều Runner trong và ngoài nước tham gia

Vinataba và hành trình về đích với mức tăng trưởng ấn tượng 2 con số

Phân bón Cà Mau ra mắt AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông