Thứ hai 23/12/2024 04:15

Lisa (Blackpink) bị xử lý “mạnh tay” ở Trung Quốc và câu chuyện thuần phong mỹ tục

Lisa (Blackpink) có nguy cơ mất thị trường tỷ dân sau ồn ào múa thoát y. Sự việc một lần nữa đặt ra câu hỏi về thuần phong mỹ tục trong biểu diễn của nghệ sĩ.

Những ngày này, những đồn đoán về việc cô em út nhóm nhạc Blackpink – Lisa có thể bị “phong sát” tại Trung Quốc trở thành đề tài nóng trên các nền tảng mạng xã hội. Sự việc bắt đầu tư ngày 1/11, cư dân mạng phát hiện tài khoản Weibo (Trung Quốc) của Lisa đã bị xóa. Khi người hâm mộ đăng nhập vào nền tảng mạng xã hội Trung Quốc để truy cập trang cá nhân của cô em út BlackPink, một thông báo hiện lên: “Không thể truy cập tài khoản này do có báo cáo vi phạm luật pháp, quy định và thỏa thuận cộng đồng Weibo”. Con đường hoạt động nghệ thuật của Lisa (Blackpink) tại Trung Quốc và Hàn Quốc đang dần thu hẹp lại và có dấu hiệu bị “phong sát” sau màn biểu diễn gây tranh cãi tại hộp đêm Crazy Horse ở Paris, Pháp vào cuối tháng 9 bởi theo Hiệp hội Biểu diễn Nghệ thuật Trung Quốc, đất nước tỷ dân nghiêm cấm việc quảng bá các màn trình diễn mang yếu tố tình dục, không đứng đắn. Việc tẩy chay Lisa tại Trung Quốc được dự đoán ảnh hưởng không nhỏ tới sự nghiệp tương lai của cô. Nếu bị cấm hoàn toàn ở Trung Quốc, nữ thần tượng có thể mất đi sự ủng hộ to lớn của cộng đồng fan tại đất nước tỷ dân. Mức độ hỗ trợ và chi tiêu của họ đóng vai trò lớn trong việc giúp Lisa đạt được những thành tựu đáng kể trong suốt những năm qua, trong cả lĩnh vực âm nhạc và thời trang.

Bên cạnh đó, cách ứng xử của cộng đồng mạng nước ta hiện nay vẫn còn thờ ơ với những hành vi phản cảm. Thậm chí, sự phát triển chưa được kiểm soát đầy đủ trên mạng xã hội đã tạo ra những trang, hội, nhóm mà ở đó những hình ảnh phản cảm được chia sẻ như những yếu tố giải trí thông thường.

Cùng với việc xử lý những nghệ sĩ vi phạm, theo nhiều ý kiến, cần những biện pháp cứng rắn hơn nữa từ các cơ quan chức năng xử lý những cá nhân, tổ chức khi họ tạo ra những chương trình phản cảm, thiếu văn hoá, câu khách "rẻ tiền", làm mất đi giá trị nghệ thuật trong thời kỳ công nghệ thông tin lan toả, mạng xã hội phát triển.

Chưa bàn đến việc đúng sai hay cách xử lý có phần được cho là “khắc nghiệt” của Trung Quốc đối với các nghệ sĩ trẻ có những hoạt động tương tự như Lisa, nhưng qua vụ việc này tại Trung Quốc cần thẳng thắn nhìn nhận lại yếu tố thuần phong mỹ tục của nghệ sĩ Việt Nam khi đứng trên sân khấu.

Câu chuyện nhiều nghệ sĩ trẻ ở nước ta hiện nay ngoài biểu diễn chuyên môn, thì phong cách ăn mặc "hở trên thiếu dưới", hành động khiếm nhã, phản cảm khi đứng trên sân khấu biểu diễn, lấy chuyện đời tư cá nhân của những người khác ra để dẫn dắt câu chuyện làm trò cười trong các chương trình nghệ thuật không còn là chuyện hiếm, nó diễn ra ngày một nhiều hơn và trong thời gian dài.

Nhiều ca sĩ, người mẫu từng bị cơ quan chức năng "tuýt còi" vì trang phục biểu diễn, hình ảnh trên sân khấu không phù hợp với thuần phong mỹ tục nước ta, tình trạng này từng khiến dư luận khá bức xúc.

Raper Wowy, Angela Phương Trinh , Hương Tràm, Sĩ Thanh... từng vấp phải những chỉ trích từ cư dân mạng vì ăn mặc không phù hợp, phản cảm tại một số buổi biểu diễn. Năm 2011, khi biểu diễn tại một sự kiện ở Quảng Bình, nữ ca sĩ Minh Hằng đã gây xôn xao khi mặc một bộ trang phục biểu diễn xuyên thấu hết sức nhạy cảm. Liên quan đến vụ việc này, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Quảng Bình yêu cầu đơn vị tổ chức đêm nhạc nộp phạt 3,5 triệu đồng vì để ca sĩ mặc phản cảm lên sân khấu.

Vào tháng 8/2022, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đã có Quyết định số 2559/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Hoàn Vũ Sài Gòn. Nguyên nhân do Công ty này đã có hành vi tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu sử dụng trang phục trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Đơn vị này bị phạt 70 triệu đồng và phải đình chỉ hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu đến 9 tháng. Trước đó, vào ngày 25/6, Công ty này tổ chức chung kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 có sự tham gia của người mẫu Hà Anh ở vai trò giám khảo. Tại thảm đỏ, người đẹp mặc áo dài xuyên thấu, để lộ miếng dán ngực.

Tuy vậy, nếu so sánh với những hành động tương tự tại Trung Quốc, thì các biện pháp xử lý của nước ta mới chỉ như “gãi ngứa”, chủ yếu dừng ở mức xử phạt vi phạm hành chính với một số tiền chưa đủ sức răn đe.

Các nghệ sĩ trẻ là những người có ảnh hưởng rất lớn đến lối sống, tư duy của giới trẻ hiện nay. Một hành động đẹp của họ sẽ tạo ra những phong trào được hưởng ứng và lan toả tích cực trong cuộc sống như điển hình MV “Nấu Ăn Cho Em” của Rapper Đen Vâu sau 2 ngày ra mắt hiện đang sở hữu hơn 2,4 triệu lượt xem và nằm ở vị trí thứ 2 trên Top Trending Music Youtube Việt Nam. Ca khúc "Nấu Ăn Cho Em" của Đen Vâu được ra mắt sở hữu giai điệu da diết, trong sáng với phần lyrics giản dị, tử tế và mang nhiều ý nghĩa. Ca khúc còn có sự tham gia của giọng ca trẻ PiaLinh (Hương Linh).

Ngược lại, nếu tạo ra những hành động phản cảm cũng lôi kéo nhiều người trẻ có những hành vi lệch lạc theo.

Thuần phong mỹ tục là một nét đẹp văn hóa là điểm nhận diện nét riêng có đặc trưng của người Á Đông. Đành rằng trong xã hội ngày càng phát triển, yếu tố nghệ thuật ngày càng có tính sáng tạo cao, ranh giới giữa “nghệ thuật” và “dung tục” càng mong manh, nhưng, mỗi người làm nghệ thuật đều cần phải ý thức hơn nữa ý nghĩa của nghệ thuật là để tôn vinh văn hóa, là để tạo ra văn hóa, chứ không phải làm lu mờ đi văn hóa để hướng sang yếu tố vật chất.

MV “Nấu Ăn Cho Em” của Rapper Đen Vâu với ý nghĩa tích cực thu hút hàng triệu lượt view và lan toả yêu thương

Thuần phong mỹ tục là một nét đẹp văn hóa là điểm nhận diện nét riêng có đặc trưng của người Á Đông. Đành rằng, trong xã hội ngày càng phát triển, yếu tố nghệ thuật ngày càng có tính sáng tạo cao, ranh giới giữa “nghệ thuật” và “dung tục” càng mong manh, nhưng, mỗi người làm nghệ thuật đều cần phải ý thức hơn nữa ý nghĩa của nghệ thuật là để tôn vinh văn hóa, là để tạo ra văn hóa, chứ không phải làm lu mờ đi văn hóa để hướng sang yếu tố vật chất.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ sĩ Trấn Thành

Tin cùng chuyên mục

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’

Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích

'Cáo mượn oai hùm' để lừa đảo tài chính qua mạng

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Hóa giải thách thức trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu