Chủ nhật 29/12/2024 22:03

Liên quan vụ 1.459 ống phóng pháo hoa giả mạo Công ty Z121, chủ cơ sở khai gì?

Sau vụ việc lực lượng chức năng kiểm tra, thu giữ 1.459 ống phóng pháo hoa giả mạo Công ty Z121, chủ cơ sở khai nhận gì với cơ quan chức năng?

Cụ thể, ngày 13/10, ông Hoàng Đại Nghĩa - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 – Quản lý thị trường Hà Nội cho biết: Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội về việc khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm của điểm tập kết hàng hóa tại địa chỉ phòng 202 số 23 ngõ 3 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Đội Quản lý thị trường số 1 đã tích cực đấu tranh làm rõ đối tượng cũng như đảm bảo xử lý triệt để đối với hành vi và hàng hóa vi phạm.

Các sinh viên khai nhận, tùy từng loại pháo hoa bán được, lớn hay nhỏ, các sinh viên này sẽ được trả số tiền công tương ứng, số vòng bé sẽ được trả công 20.000 - 30.000 đồng/giàn, giàn to được trả 50.000 đồng/giàn.

Ngay trong tối và đêm ngày 12/10/2023, từ 21 giờ đến 24 giờ ngày 12/10/2023, Đội Quản lý thị trường số 1 đã làm việc với bà Hồ Thị Quỳnh Trang là chủ cơ sở kinh doanh. Tại đây, bà Trang trình bày toàn bộ số hàng hóa là 1.459 ống phóng pháo hoa với nhiều kích cỡ được đóng, đựng trong các hộp và giàn phóng, không có hóa đơn chứng từ đã bị đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 1 – Cục Quản lý thị trường Hà Nội tạm giữ là hàng của bà Trang. Ngoài ra, bà Trang cho biết hiện tại vẫn còn 18 giàn phun hoa muôn màu loại 25 ống/giàn (tổng gồm 450 ống) và 1 giàn phun hoa muôn mầu loại 36 ống/giàn, tổng cộng là 486 ống là pháo hoa giả mạo nhãn hàng hóa, trên nhãn hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo địa chỉ của tổ chức sản xuất (ghi tên và địa chỉ của Công ty TNHH Một thành viên hóa chất 21, địa chỉ tại xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) cũng được bà Trang mua trôi nổi về để kinh doanh. Toàn bộ số hàng hóa này (486 ống) đang được để tại nhà tại địa chỉ xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Bà Trang xin được tự nguyên giao nộp.

Đại diện Công ty TNHH Một thành viên hoá chất 21 - Bộ Quốc Phòng có mặt tại hiện trường cho biết, kết quả giám định cho thấy toàn bộ số hàng pháo hoa này là hàng giả mạo nhãn hiệu của Công ty TNHH Một thành viên hoá chất 21- Bộ Quốc Phòng

Tiếp tục diễn biến sự việc, vào 9h sáng 13/10/2023, sau khi 486 ống pháo hoa nói trên được vận chuyển từ xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đến Hà Nội thì bà Hồ Thị Quỳnh Trang đã đến tiếp tục làm việc với Đội Quản lý thị trường số 1. Bà Trang một lần nữa khẳng định toàn bộ 1.459 ống phóng pháo hoa với nhiều kích cỡ được đóng, đựng trong các hộp và giàn phóng đang bị Đội Quản lý thị trường số 1 tạm giữ là hàng hóa thuộc sở hữu của bà Trang. Ngoài ra, bà Trang giao nộp thêm gồm 486 ống pháo hoa giả mạo nhãn hàng hóa, trên nhãn hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo địa chỉ của tổ chức sản xuất (ghi tên và địa chỉ của Công ty TNHH Một thành viên hóa chất 21, địa chỉ tại xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) được bà Trang mua trôi nổi về để kinh doanh.

Tại buổi làm việc, bà Trang tiếp tục khẳng định, thừa nhận đã sử dụng tài khoản mạng xã hội Zalo với tên “Chang Hồ” để đăng tải hình ảnh và kinh doanh các loại hàng hóa là pháo hoa giả trên môi trường Internet.

Để tiếp tục xử lý theo quy định trong hoạt động kinh doanh pháo hoa giả, cơ sở kinh doanh không đủ điều kiện kinh doanh đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, Đội Quản lý thị trường số 1 đã đề nghị lãnh đạo Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội liên hệ với Công ty TNHH Một thành viên hóa chất 21 để xác nhận lô hàng hóa là 486 ống pháo bà Trang mới giao nộp ở trên.

Toàn bộ số pháo hoa được thu giữ và tiếp tục điều tra, xử lý.

Ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 cho biết, hiện tại, các quy định của hoạt động kinh doanh pháo hoa đã được quy định cụ thể trong Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ. Tuy nhiên trong Nghị định 137/2020/NĐ-CP không có quy định cụ thể về xử lý pháo hoa giả. Chính vì thế, ông Hoàng Đại Nghĩa cũng đề nghị lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp để cùng Đội Quản lý thị trường số 1 xác lập hồ sơ xử lý vụ việc đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, Báo Công Thương cũng đã đưa tin, ngày 12/10/2023 Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 4 - Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội bất ngờ kiểm tra một căn phòng trọ tại số nhà 23 ngõ 3 phố Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội.

Tại đây, đoàn kiểm tra đã phát hiện số lượng lớn pháo các loại giả mạo của Công ty TNHH Một thành viên hoá chất 21 - Bộ Quốc Phòng.

Tại hiện trường, các lực lượng chức năng kiểm đếm được 1.459 ống pháo hoa với nhiều kích cỡ được đóng trong các hộp và giàn phóng, tất cả đều không có hoá đơn chứng từ.

Làm việc với lực lượng chức năng, hai sinh viên trong phòng trọ này cho biết, được một đối tượng ở Hà Tĩnh gửi pháo hoa ra cho để bán và sẽ trả tiền công theo từng loại pháo hoa bán được, lớn hay nhỏ, các sinh viên này sẽ được trả số tiền công tương ứng, số vòng bé sẽ được trả công 20.000 - 30.000 đồng/giàn, giàn to được trả 50.000 đồng/giàn. Ngoài ra đối tượng ở tại Hà Tĩnh còn nói pháo hoa của Bộ Quốc Phòng, có nguồn gốc sản xuất nên chúng em yên tâm để bán.

Đại diện Công ty TNHH Một thành viên hoá chất 21 - Bộ Quốc Phòng có mặt tại hiện trường cho biết, kết quả giám định cho thấy toàn bộ số hàng pháo hoa này là hàng giả của Công ty TNHH Một thành viên hoá chất 21- Bộ Quốc Phòng. Đồng thời, đại điện Công ty TNHH Một thành viên hoá chất 21 - Bộ Quốc Phòng cho biết thêm, hiện nay nhà máy chưa sản xuất loại 100 ống, nhà máy chỉ sản xuất loại 25 ống và loại 36 ống, còn tất cả các loại giàn mà kích thước cỡ ống nhiều hơn nhà máy chưa sản xuất, vì vậy chúng tôi khẳng định đây là hàng nhái nhãn mác của nhà máy, và thực tế các sản phẩm như này nhà máy còn chưa sản xuất mà đã có mặt trên thị trường.

Đây là vụ việc đầu tiên phát hiện hàng hóa giả mạo là pháo hoa, mặt hàng được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật để đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ, an toàn đến sức khỏe, tính mạng của con người.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, Quản lý thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện 663 vụ vi phạm

Lạng Sơn: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm nhập lậu đang lưu thông tại huyện Cao Lộc

Năm 2024, Quản lý thị trường TP. Cần Thơ phát hiện 578 vụ vi phạm

Bắc Giang: Liên tiếp phát hiện vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas